Gặp Australia, ĐT Việt Nam chơi tử thủ như trước Saudi Arabia có hợp lý?
ĐT Việt Nam sắp bước vào thử thách khó khăn khi phải chạm trán Australia tại lượt trận thứ 2 bảng B vòng loại 3 World Cup 2022. Liệu chơi tử thủ trước đội bóng hàng đầu châu lục có còn là cách hợp lý với chúng ta?
-
Lời nhắn của Duy Mạnh và quyết tâm của HLV Park Hang Seo
-
Quang Hải nhận liều doping tinh thần cực lớn trước thềm đấu Australia
-
Ai nắm giữ cánh phải ĐT Việt Nam đấu Australia?
-
CĐV châu Á đặt niềm tin lớn vào ĐT Việt Nam ở màn so tài Australia
-
Bùi Tiến Dũng trở lại, ĐT Việt Nam quyết tạo địa chấn trên sân Mỹ Đình
Là đội bóng bị đánh giá thấp nhất trong số 12 đội lọt vào vòng loại 3 World Cup 2022, dễ hiểu vì sao tập trung chủ yếu cho hàng phòng ngự. Đó là điều đương nhiên phải làm bởi sức mạnh tấn công của các đội bóng mà chúng ta phải chạm trán như Saudi Arabia, Nhật Bản hay Australia đều là rất mạnh.
Phòng ngự, phản công là một cách chơi hợp lý của nhưng điều ấy không đồng nghĩa với việc chúng ta chơi tử thủ. Đúng là đội bóng cần bảo vệ khung thành một cách chắc chắn, cần sự vững vàng từ hàng phòng ngự nhưng hãy nhìn 2 trận đấu gần nhất của chúng ta trước UAE và Saudi Arabia để thấy rằng, tử thủ đã không còn là phương án chơi hiệu quả.
Khi tử thủ, điều đó có nghĩa là đội bóng sẽ chơi với một đội hình lùi sâu, gần như nhường toàn bộ tuyến giữa cho đối phương. Thực tế, trước những đội bóng mạnh như Saudi Arabia, UAE, Australia hay Nhật Bản, cũng rất khó để chúng ta tạo ra được sự cân bằng ở khu trung tuyến.
ĐT Việt Nam chơi tử thủ trước Saudi Arabia
Vấn đề nằm ở chỗ, khi tuyển Việt Nam chơi tử thủ, áp lực dồn lên khung thành đội nhà sẽ là rất lớn và với tần suất liên tục. Thống kê cho thấy, ở trận gặp Saudi Arabia, đội bóng Tây Á cầm bóng tới hơn 74%, điều ấy có nghĩa họ hoàn toàn làm chủ cuộc chơi. Với các cầu thủ Việt Nam, trong khi những hậu vệ chỉ phá bóng thật nhanh thì hàng tiền vệ cũng không thể phối hợp được với nhau.
Những tình huống như vậy thực tế chỉ giảm phần nào áp lực cho khung thành ở một vài pha bóng chứ khó có thể duy trì cả trận. Dễ dàng nhận thấy, trước UAE và Saudi Arabia, chúng ta đều thủng lưới 3 bàn ở khoảng thời gian khoảng 25 phút.
3 bàn thua đến rất nhanh và đó là yếu điểm của lối chơi tử thủ. Bởi lẽ, khi phải đối mặt với áp lực lớn từ đối phương, các hậu vệ cánh và đặc biệt là bộ ba trung vệ luôn phải gồng mình thi đấu với hơn 100% khả năng cũng như thể lực để giảm tải tối đa sức ép lên khung thành.
Nhưng cũng vì thế mà áp lực dồn lên phía khung thành chúng ta luôn là rất lớn
Chính vì thế, thể lực của họ cũng nhanh chóng bị suy giảm vì quá tải, chưa kể là sự chính xác trong các pha phòng ngự. Việc ĐT Việt Nam nhận nhiều quả phạt đền cũng đến từ lý do đó. Khi mà sức ép tạo ra quá lớn, dù quyết đoán nhưng không phải lúc nào các quyết định đưa ra cũng đúng đắn. Bởi vậy, chúng ta phải đối mặt với 3 quả phạt đền trong 2 trận gặp Saudi Arabia với UAE.
Với những phân tích như thế, có lẽ ở trận đấu tới gặp Australia, tuyển Việt Nam nên nhập cuộc và chơi với một tâm thế khác. Chúng ta cần phòng ngự, đương nhiên là như thế bởi đối phương mạnh hơn hẳn về đẳng cấp cũng như có lợi thế về phong độ. Tuy nhiên, phòng ngự chủ động thay vì một cách bị động như các trận đấu vừa qua.
Sẽ không bất ngờ nếu Australia tạo ra sức ép lớn về khung thành của tuyển Việt Nam, dù vậy, để hạn chế tối đa những áp lực liên tục khiến hàng phòng ngự phải gồng mình lên chống đỡ, các cầu thủ, đặc biệt là các tiền vệ cần chơi chủ động, chắc chắn và vững vàng hơn.
Trong khi các tiền vệ không thể cầm được bóng để luân chuyền và tạo ra các đường chuyền
Cách duy nhất làm giảm áp lực tấn công từ đối thủ là không cho họ cầm bóng liên tục. Cách duy nhất không cho họ cầm bóng liên tục là tự mình cầm bóng và bắt họ phải đi tìm. Đáng tiếc, trước cả UAE hay Saudi Arabia, chúng ta đều không làm được điều đó.
Thực tế, việc thầy Park bố trí , Hoàng Đức cùng Quang Hải ở tuyến giữa trước Saudi Arabia là hoàn toàn hợp lý bởi đó đều là những tiền vệ có khả năng giữ bóng, luân chuyển bóng đẳng cấp. Nhưng việc ĐT Việt Nam chơi tử thủ phần nào khiến áp lực dồn lên chúng ta nhiều hơn, từ đó các tiền vệ cũng có rất ít không gian để phối hợp.
Trước Australia, điều này cần phải được cải thiện. So với Saudi Arabia, cầu thủ Australia dù có thể hình cao to song khả năng xoay sở có thể nói là không ấn tượng bằng. Vì thế, thay vì những đường chuyền phất bóng dài lên phía trên có thể dễ dàng bị cắt bởi thể hình ấn tượng từ đối thủ, chúng ta nên cố gắng giữ bóng, luân chuyển bóng hợp lý giữa các tiền vệ cũng như hàng phòng ngự.
Đây là điều mà ĐT Việt Nam phải thay đổi ở trận gặp Australia
Tất nhiên, phòng thủ vẫn là mối quan tâm hàng đầu của chúng ta song toàn đội cần cố gắng kiểm soát bóng, di chuyển kéo người để từ đó mở ra các cơ hội phản công, tận dụng tốc độ từ Văn Toàn hoặc khả năng chạy chỗ từ cũng như Tiến Linh để tạo bất ngờ.
Tử thủ không còn là cách chơi hợp lý. Chúng ta phòng ngự kín kẽ, các tuyến có sự liên kết với nhau, khi đó vừa giảm tải được áp lực bởi đối phương sẽ không dám dâng cao, đặc biệt là 2 cánh vì nỗi lo sợ hở sườn nếu tuyển Việt Nam phản công, vừa có thể tạo ra những miếng đánh bất ngờ cho đối thủ. Cả , Tuấn Anh hay Quang Hải đều là những cầu thủ có kĩ năng chuyền bóng tốt. Vì thế, nếu họ có thể cầm bóng, luân chuyển trái bóng thì họ đủ sức tạo ra các đường chuyền đột biến cho đồng đội phía trên.
Bình luận bài viết