Mỉa mai Công Phượng, báo Trung Quốc tự “đào hố chôn mình"

Thứ Tư, ngày 28/07/2021 - 08:02
3.1 /5 của 138 đánh giá

Buông lời mỉa mai tiền đạo Nguyễn Công Phượng, báo Trung Quốc vô tình phơi bày sự yếu kém của nền bóng đá, chẳng khác nào tự “đào hố chôn mình".

Vừa qua, một chuyên gia Nhật Bản đã đưa ra nhận định về sức mạnh của và Trung Quốc. Jun Usami chia sẻ: "Nếu Trung Quốc chỉ dùng cầu thủ bản địa, Việt Nam có khả năng đánh bại được họ. Bóng đá Trung Quốc trong nhiều năm qua đầu tư rất nhiều tiền, nhưng chất lượng cầu thủ thì vẫn tệ".

Tờ Sina của Trung Quốc phản ửng rất gay gắt và lập tức có động thái bác bỏ. Thậm chí, tờ báo này còn buông lời mỉa mai với tiền dạo Nguyễn Công Phượng.

"Vợ chồng tuyển thủ Nguyễn Công Phượng khoe với giới truyền thông những chiếc nhẫn kim cương khủng. Không biết nếu cầu thủ là thần tượng của người hâm mộ này chỉ có mức thu nhập bằng với những người lao động bình thường, liệu anh ta có thể mua được chiếc nhẫn kim cương đắt giá đến nhường ấy cho vợ mình không?".

Công Phượng và Viên Minh khoe nhẫn trong đám hỏi

Tác giả của bài báo muốn dùng sự giàu có của để biện luận rằng "ai chẳng đá bóng vì tiền" và để lấp liếm mức lương khổng lồ mà các cầu thủ nhập tịch Trung Quốc đang nhận. Ngoài ra, mức thưởng dành cho đội tuyển nước này khi đối đầu với những Guam, Maldives hay Philippines đều cao đến mức phi lý.

Tuy nhiên, đây được xem là hành động tự “đào hố chôn mình". Bởi nó không những không phản biện được mà còn vô tình phơi bày sự yếu kém của nền bóng đá Trung Quốc.

Bầu Đức từng tiết lộ: "Thử hỏi Công Phượng tôi nuôi từ lúc có hơn 10 tuổi, lúc nhà nó nghèo rớt mồng tơi, phải bán heo, bán lúa lên Pleiku thi tuyển. Bây giờ nó 25 tuổi, có cuộc sống giàu sau, học hành ngon lành, nói tiếng Anh như gió, tiền không thiếu".

Sự khác biệt nằm ở chỗ, những cầu thủ Việt Nam như Công Phượng đến bóng đá với xuất phát điểm là niềm đam mê, còn thành quả nhận được chính là danh tiếng và tiền bạc. Trong khi đó, bóng đá Trung Quốc ngày càng sa sút bởi mọi người không mặn mà với bóng đá, cùng công tác đào tạo trẻ yếu kém.

Không phải người Trung Quốc không yêu bóng đá, mà họ không còn coi đây là môn thể thao được đặt lên hàng đầu. Dân số của Trung Quốc khoảng 1,4 tỷ người nhưng chỉ có khoảng 40.000 người theo đuổi con đường bóng đá. Còn ở Việt Nam, con số này là 50.000 người trong số hơn 90 triệu người.

Các cầu thủ Việt Nam đều xuất phát điểm với đam mê bóng đá

Bên cạnh đó, trẻ em nghèo tại Trung Quốc không được đào tạo tử tế. Những trường đào tạo bóng đá chính quy và chuyên nghiệp chỉ mở cửa với giới nhà giàu. Điều đó khiến các cầu thủ Trung Quốc luôn đặt mục tiêu kiếm tiền là động lực lớn nhất. Nhìn sang Việt Nam, mọi trẻ em đều có quyền chơi bóng và nếu thể hiện được tài năng, họ sẽ được đào tạo bài bản, không phân biệt giàu nghèo.

Hơn 10 năm trở lại đây, tính từ khi công tác đào tạo trẻ của bóng đá Trung Quốc bị thương mại hóa, thành tích của bóng đá trẻ Trung Quốc vô cùng tệ hại. Trong số tất cả các đội tuyển trẻ của quốc gia tỷ dân này, chỉ có 2 đội tuyển vào đến top 8 một giải vô địch châu Á. Lần đầu tiên là U19 năm 2010, và lần còn lại là U19 năm 2014. Cả hai lần, Trung Quốc đều dừng chân ở tứ kết.

Giải vô địch U23 châu Á 2018 tổ chức trên sân nhà, U23 Trung Quốc bị loại ngay từ vòng bảng, còn U23 Việt Nam giành ngôi Á quân và tạo nên kỳ tích châu lục. 2 năm sau, U23 Trung Quốc thậm chí còn rời giải với 3 trận toàn thua.

→ Xem thêm: 

Mới đây, bình luận viên bóng đá nổi tiếng người Trung Quốc, Hàn Kiều Sinh đã phải thừa nhận một cách chua chát: "Bóng đá Trung Quốc giống như một bệnh nhân ung thư, cơ thể mắc nhiều bệnh do suy nhược kéo dài. Bóng đá Trung Quốc không tốt, còn người hâm mộ thì cứ yêu cầu đội tuyển phải lọt vào VCK World Cup. Tôi cảm thấy chẳng có chút thực tế nào".

Bóng đá Trung Quốc ngày một lao dốc

Với Việt Nam, các tuyển thủ trẻ hiện nay chưa bao giờ chịu ảnh hưởng của sức mạnh đồng tiền hay bị chi phối bởi những khoản tiền thưởng khổng lồ. Tất cả đều nhận thức rõ nghĩa vụ và trách nhiệm của một tuyển thủ quốc gia và luôn chiến đấu hết mình vì màu cờ sắc áo. ĐT Việt Nam cũng không cần nhập tịch cầu thủ mà sử dụng 100% sức mạnh nội tại.

Ở vòng loại thứ ba World Cup 2022 khu vực châu Á tới đây, ĐT Việt Nam và Trung Quốc sẽ có màn so tài và khi đó, sự khác biệt của 2 nền bóng đá sẽ được thể hiện rõ.

Bình luận bài viết

Soi kèo Bóng đá Việt Nam