Super League thắng kiện, Big Six NHA có dám tái gia nhập?
Super League sau cơn kinh chấn ngày tuyên bố thành lập đã bắt đầu dấu hiệu hồi sinh. Mới đây, siêu giải đấu này còn vừa thắng kiện trước UEFA để tiếp tục được tồn tại.
-
Tuấn Anh - “chìa khóa” giúp ĐT Việt Nam tạo bất ngờ ở vòng loại 3 World Cup
-
Từ Varane, Ben White tới Kounde: Khi MU, Arsenal, Chelsea chung một xu hướng
-
MU mua Varane: Sự trùng hợp giữa Ole Solskjaer và Park Hang Seo
-
Đâu là cái tên giúp MU “lột xác”, chiêu mộ bom tấn Sancho và Varane?
-
MU mua Varane - Sancho: Liệu đã đủ để cạnh tranh các danh hiệu?
Sau dăm phen bảy phen khiến hỗn loạn của giải đấu của giới siêu giàu Super League, UEFA sau cùng đã không chịu chắp tay ngồi yên. Liên đoàn bóng đá châu Âu và những người đứng đầu sáng lập của giải đấu này lôi nhau ra tòa án nhờ phân định.
Kết quả phán quyết ngày 30/7 của Tòa án Thương mại số 17 Madrid (CIMA) đã tạo ra một bước ngoặt mới cho sự tồn vong của Super League. UEFA ngậm ngùi chấp nhận lời phân định, còn cơ cấu lãnh đạo chủ chốt của giải đấu thì vỗ tay ăn mừng.
Super League đang chuẩn bị hồi sinh sau khi thắng kiện UEFA
Điều này đồng nghĩa với việc Super League giảm đi mối lo thường trực từ sự đe dọa của UEFA, cũng như lời khẳng định giải đấu hoàn toàn có cơ sở để được sống lại. , Real Madrid và Juventus vẫn còn nguyên tham vọng gầy dựng siêu giải đấu của riêng họ.
Vấn đề lớn nhất lúc này chỉ là chuẩn bị tâm thế cho một cuộc kiện tụng mới ở cấp cao hơn. Và hơn cả là dang tay thuyết phục nhóm Big Six của Ngoại hạng Anh gia nhập lại.
Liệu 6 ông lớn của bóng đá Anh có trở thành thành viên của Super League như đã từng cách đây ít lâu?
Lời hoan nghênh của bàn tròn sáng lập Super League
Thời điểm Tòa án số 17 Madrid thông qua phán quyết sự vụ 12 đội bóng thành lập Super League thắng kiện, trang chủ chính thức của cả , Barca lẫn Juventus đã ngay lập tức đăng tải thông tin này.
“Chúng tôi vô cùng hoan nghênh quyết định này của tòa án”, “Quyết định đanh thép này đã xóa bỏ toàn bộ các hành động chống lại kế hoạch sáng lập European Super League của UEFA.”, trang chủ chính thức của Barca viết.
Lật lại một chút, tháng 4 vừa qua đánh dấu một quả bom phát nổ ở giới túc cầu châu Âu. Siêu giải đấu quy tụ 12 đội bóng hàng đầu châu Âu được khai sinh với tên gọi Super League. Tất nhiên là sự ra đời này được ví như một cuộc ly khai và vấp phải vô vàn sự chỉ trích.
Kế đó, sức ép từ UEFA, từ NHM và thậm chí là cả chính phủ các nước đã buộc 6 ông lớn của bóng đá Anh phải lần lượt tuyên bố chia tay dự án. Như hiệu ứng domino, 3 ông lớn khác là , AC Milan và Inter Milan cũng tuyên bố rời bỏ giải đấu này.
Cả ba vị chủ tịch của Barca, Real và Juventus vẫn đang nung nấu nguyên ý định với Super League
Mặc dù vậy, 9 đội bóng này vẫn phải lĩnh những án phạt dù đã được UEFA “khoan hòng”: nộp phạt 7 triệu bảng, trừ 5% tiền thưởng trong các giải đấu của UEFA cấp độ CLB. Tuy nhiên các điều phạt này không có hiệu lực với 3 đội bóng còn lại là Barca, Real và sau quyết định vừa qua của CIMA.
“Tòa án đã lên tiếng ủng hộ các yêu cầu của những người sáng lập European Super League, đồng thời bác bỏ những kháng cáo của UEFA và cảnh bảo tổ chức này rằng nếu không tuân thủ phán quyết có thể là nguồn cơn dẫn đến án phạt tương lai.”, cả 3 CLB còn lại của Super League đều đồng loạt khẳng định trên trang chủ.
Hiện cả Real, Barca lẫn Juventus đều khẳng định sẽ tiếp tục dự án Super League. Với những lý lẽ và sự tự tin của mình, cả 3 đội bóng này đều tin tưởng Tòa án Công lý châu Âu (European Court of Justice - ECJ) sẽ đưa ra phán quyết công bằng với họ. Đồng thời đó là yêu cầu một sự minh bạch và rõ ràng về sự độc quyền mà UEFA đang áp đặt lên bóng đá châu Âu.
Sự cương quyết của 3 đội bóng này cộng thêm đó là khả năng không thỏa hiệp của UEFA có thể kéo bóng đá châu Âu vào một cuộc chiến mới. Nếu điều này xảy ra, nhóm Big Six của Ngoại hạng Anh vô hình chung cũng dính vào vòng xoáy này dù muốn dù không.
Big Six đồng thuận hay phủ nhận phán quyết?
Sẽ là không quá nếu như nói rằng chính sự rút lui sớm của nhóm Big Six bóng đá Anh đã khiến cho Super League chết yểu. Đây là nhận định hoàn toàn có cơ sở bởi lẽ 6 đội bóng này chiếm một nửa trong tổng số 12 thành viên.
Một phần nguyên nhân được cho dẫn tới quyết định này chính là sức ép tới từ CĐV, UEFA và cả Chính phủ cùng Hoàng gia Anh. CĐV biểu tình, viết thư phản đối, UEFA cảnh báo trừng phạt, Chính phủ Anh đe dọa cấm thi đấu, cấm ra nước ngoài, cấm các CLB nhập khẩu cầu thủ.
Những thứ này đủ để khiến các CLB tại Anh phải chùn bước và quyết định rút khỏi dự án là điều dễ hiểu. Bởi thế cho nên bất chấp Super League có quay trở lại thì các CLB này vẫn không thể hay nói đúng hơn là không dám gia nhập.
Các CĐV tại Anh kịch liệt phản đối gia nhập Super League
Đành rằng quyền lợi mà Super League mang tới có thể là rất nhiều tiền cộng với một sân chơi toàn ông lớn. Thế nhưng đại cục tại nước Anh cộng thêm những nhát “búa” đang chờ dường như không cho phép những MU, hay Chelsea manh nha ý định tái gia nhập.
Hơn nữa, với việc Anh không còn nằm trong EU càng khiến cho rào cản trở lại Super League của 6 đội bóng này thêm khó. Sở dĩ nói như vậy là bởi trong cơ sở luật của EU, các quy định liên quan tới tư pháp sẽ có hiệu lực được áp dụng lên toàn lãnh thổ các nước thuộc Liên mình châu Âu.
Xem thêm:
Điều này đồng nghĩa với việc khi phán quyết của CIMA được ban bố, các CLB tại Italia, Tây Ban Nha hay Đức không còn lo lắng về án phạt của UEFA nữa. Do đó các quyết định phạt tiền, cấm hoạt động, trừ tiền giải hay tước danh hiệu của UEFA sẽ không có hiệu lực như đã áp dụng với các đội bóng Anh.
Về phần mình, tờ Independent cũng đã dẫn nguồn một nguồn tin từ Chính phủ Anh về việc phủ đầu các CLB ở giải Ngoại hạng, rằng nếu CLB manh nha ý định quay lại Super League thì sẽ phải lãnh một hậu quả cực đắt.
Trước đó, 6 ông lớn hàng đầu của bóng đá Anh cũng đã đồng ý tham gia một cam kết trị giá 22 triệu bảng để phát triển các hoạt động bóng đá cộng đồng. Nói một cách cụ thể hơn thì đây là khoản bồi thường cho việc “chủ động ly khai Super League”.
Cơ hội để Big Six gia nhập lại Super League càng lúc càng xa vời
Không dừng lại ở đó, một bản cam kết giữa 6 đội bóng với nhà chức trách cũng được ký, nếu như một đội nào nung nấu ý định gia nhập sẽ bị phạt 25 triệu bảng và trừ 30 điểm trên bảng xếp hạng.
Chính phủ Anh cũng hành động mạnh tay khi mở ra cơ hội phán quyết dành cho các NHM bản địa về việc định đoạt việc gia nhập hay nói không với Super League.
Rõ ràng với những hành lang pháp lý của Chính phủ Anh hậu Brexit, nhóm Big Six sẽ khó lòng mà gia nhập Super League thêm một lần nữa.
Đồng ý rằng Super League vẫn còn nguyên cơ hội xuất hiện tại châu Âu, thế nhưng một Super League không có Big Six Ngoại hạng Anh sẽ đi về đâu. Đó là điều mà những nhà sáng lập giải đấu đã nghĩ tới nhưng hiện vẫn chưa có câu trả lời.
Bình luận bài viết