4 lý do cản trở Quang Hải ra nước ngoài thi đấu
Trong khi lứa cầu thủ tài năng của bóng đá Việt Nam như , Xuân Trường, , đều từng ít nhất 1 lần ra nước ngoài thi đấu thì cầu thủ được đánh giá là xuất sắc nhất thời điểm hiện tại, , lại chưa có dấu hiệu gì cho việc xuất ngoại.
Dù nhận được vô vàn lời mời gọi hấp dẫn của các đội bóng đến từ Nhật Bản, Tây Ban Nha,…song Quang Hải vẫn không có động thái cụ thể nào. 4 lý do dưới đây sẽ giải thích cho vấn đề này.
Thể hình thua thiệt
Quang Hải cao 1m68, nặng 65kg. Nếu so với mặt bằng chung tại V-league hay các giải đấu ở Đông Nam Á, đây là thông số không quá đáng ngại. Tuy nhiên, với thể hình này, tiền vệ gốc Hà Nội sẽ rất như Hàn Quốc, Nhật Bản và đặc biệt là châu Âu.
Bên cạnh đó, lối chơi của Quang Hải thiên về kỹ thuật, tận dụng tối đa sự khéo léo và tư duy nhanh nhạy để tạo ra đột phá trên sân. Song với bóng đá hiện đại ngày nay, một cầu thủ thường phải chơi ở nhiều vị trí khác nhau tùy vào tính chất trận đấu cũng như sơ đồ chiến thuật.
Do đó, mẫu cầu thủ tấn công như Quang Hải có lúc vẫn phải lùi về hỗ trợ phòng ngự, và khi đó, thể hình nhỏ con sẽ là điểm yếu của cầu thủ 23 tuổi này. Trong các tình huống tranh chấp tay đôi, Quang Hải hầu như bị lép vế trước các đối thủ to cao và đầy sức mạnh.
Không phải Quang Hải không có cơ hội, khi Chanathip Songkrasin – cầu thủ được mệnh danh là Messi Thái chỉ cao 1m58 nhưng lại đang thể hiện rất tốt ở J-league. Tuy nhiên, Chanathip có lẽ là một trường hợp ngoại lệ, bởi chân sút này đã đạt đến đẳng cấp mà bất lợi về thể hình bị san lấp bởi trình độ.
Ngoại ngữ kém
Giống như các cầu thủ Việt Nam từng xuất ngoại khác, yếu tố ngoại ngữ trở thành một trong những trở ngại lớn nhất khi ra nước ngoài thi đấu. Ngay từ khi còn nhỏ, các cầu thủ chỉ được chú trọng về đào tạo chuyên môn mà bỏ qua việc học văn hóa, nhất là ngoại ngữ.
Đồng đội của Quang Hải tại Hà Nội FC, Văn Hậu đang gặp khó khăn tại Hà Lan cũng bởi vì ngoại ngữ kém. Văn Hậu từng thừa nhận bản thân không thể hiểu hết chiến thuật của HLV cũng như ít giao tiếp và trao đổi với đồng đội vì khác biệt ngôn ngữ.
- Tham khảo:
Thực tế, đây là vấn đề tồn tại đã lâu của bóng đá Việt Nam. Ngoại trừ Công Vinh, Xuân Trường hay Tuấn Anh, phần lớn các cầu thủ Việt Nam đều không giỏi tiếng Anh, thậm chí là mù tịt. Vì vậy, để sẵn sàng xuất ngoại, Quang Hải đang muốn trau dồi thêm về mặt này.
Thiếu người đại diện chuyên nghiệp
Người đại diện đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đàm phán hợp đồng, tư vấn và đưa ra lời khuyên nhằm đảm bảo lợi ích tối đa cho thân chủ. Trong nhiều trường hợp, người đại diện còn hỗ trợ thân chủ các vấn đề xung quanh cuộc sống hàng ngày.
Trên thế giới, rất hiếm cầu thủ không có người đại diện. Trừ những trường hợp ngoại lệ như Paul Scholes và Gary Neville – bộ đôi huyền thoại của MU không cần đến người đại diện vì thi đấu trọn đời cho Quỷ đỏ, thì các cầu thủ vẫn cần có người đại diện.
- Tham khảo:
Hiện tại, Quang Hải cũng chưa có người đại diện chuyên nghiệp. Các cầu thủ Việt Nam thường dùng người thân quen làm đại diện cho mình, và đây được cho là điều không nên. Vì là người thân quen nên từ tư duy cho đến hành động sẽ không thể đảm bảo yếu tố chuyên nghiệp.
Chưa đủ tự tin
Ngoài các lý do trên, sợ thất bại cũng là nguyên nhân khiến nhiều cầu thủ Việt Nam không dám xuất ngoại. Chứng kiến các trường hợp đi trước đều không gặt hái thành công như mong đợi có thể làm cho Quang Hải chùn bước và chưa thực sự quyết tâm tìm hướng đi mới.
Trong số 4 cầu thủ Việt Nam xuất ngoại từ năm 2019, chỉ có Văn Lâm được coi là tạm ổn. Còn Công Phượng, Xuân Trường đã phải quay về nước, Văn Hậu khả năng cao cũng không được gia hạn hợp đồng. Công Vinh có lẽ là trường hợp hiếm hoi xuất ngoại mà để lại dấu ấn đậm nét.
Việc ở trong vùng an toàn tại V-league quá lâu cũng khiến sự tự tin của Quang Hải bị ảnh hưởng. Đến một môi trường mới, đối mặt với thử thách mới buộc chủ nhân Quả bóng vàng Việt Nam 2018 phải bước khỏi vùng an toàn, và dường như Quang Hải chưa đủ tự tin để làm việc này.
Thủy Tiên