Cầu thủ Thai League phải về quê trồng rau, chăn bò kiếm sống thời Covid-19
-
Văn Hậu tiếp tục kêu gọi NHM nói không với “fake news” mùa Covid-19
-
Robertson lập thời gian biểu hài hước, cả ngày chỉ mơ tưởng về Alexander-Arnold
-
Tiến Linh – Hồng Loan, mối tình được thêu dệt bởi tin đồn?
-
Ronaldo và con trai khiến fan phì cười với màn luyện tập ăn mừng thương hiệu
-
Sau Quang Hải và Công Phượng, thêm một sao Việt Nam cùng AFC chống Covid-19
Covid-19 đang ảnh hưởng nặng nề tới các mặt đời sống xã hội và bóng đá cũng không phải ngoại lệ. Việc không thi đấu khiến các đội bóng trên thế giới nói chung và các CLB tại Thai League nói riêng không có nguồn thu, qua đó họ buộc lòng phải cắt giảm lương cầu thủ để cân bằng lại tài chính.
Thai League có thể trở lại vào tháng 9
Ở chiều ngược lại, các cầu thủ bị cắt giảm lương cũng không còn cách nào khác ngoài việc tự thân vận động trong mùa dịch. Mới đây truyền thông thông Thái Lan đưa tin về hai cầu thủ đang chơi tại phải vất vả trang trải cuộc sống cho mình và gia đình trong những ngày không có bóng đá. Theo đó cả hai đã phải về quê làm những công việc như bán hàng, trồng rau, chăn bò để kiếm thêm thu nhập.
Krailas Panyaroj và Thiraphon Yoyoei là hai cầu thủ hiện đang khoác áo CLB Samut Prakan City đang chơi ở giải VĐQG hàng đầu Thái Lan. Do dịch bệnh Covid-19, cả hai cầu thủ này phải trở về nhà tự cách ly với gia đình và tự kiếm sống trong thời gian không đá bóng.
Với Krailas Panyaroj đang phải bán cỏ, nước cam tươi và bánh mì để phụ giúp gia đình tại Phra Nakhon Si Ayutthaya. Thậm chí anh còn sẵn sàng giao hàng tới tận nhà người mua nếu nhận được đơn hàng online.
Cầu thủ Thai League phải về quê trồng rau, chăn bò kiếm sống thời Covid-19
Thiraphon Yoyoei thì có vẻ vất vả hơn khi cầu thủ này đang phải trồng rau, chăn bò, đánh cá và tìm lâm sản để tiêu thụ cùng gia đình trong thời gian Thai League nghỉ thi đấu vì Covid-19.
Mặc dù đều là những công việc vất vả thế nhưng hai cầu thủ này đều cảm thấy rất thoải mái khi được phụ giúp gia đình và đồng thời kiếm thêm thu nhập trong tình hình dịch bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
“Nuôi bò được coi là một nghề trong gia đình và nhân cơ hội này để giúp đỡ bố mẹ. Và một điều khác, đây được coi là hạnh phúc của bản thân khi trở về quê sống theo lối sống của dân làng”, Thiraphon Yoyoei chia sẻ về cuộc sống thời Covid-19.
Lộc Bát