Bạn muốn tắt quảng cáo?

Những thông tin cơ bản về giải vô địch bóng đá các câu lạc bộ Châu Âu

Thứ Tư, ngày 08/08/2018 - 12:42
5/5 của 1 đánh giá

Giải vô địch bóng đá cúp các câu lạc bộ Châu Âu hay còn gọi là cúp C1 hay UEFA Champions League là một giải đầu uy tín, lâu đời bậc nhất lịch sử bóng đá Châu Âu cũng như trên thế giới.

Cúp C1 là gì ?

Châu Âu hay ngày nay được gọi với cái tên UEFA Champions League ( gọi tắt là Champions League) là một giải bóng đá hàng năm của Châu Âu, nó được tổ chức bởi Liên đoàn bóng đá Châu Âu ( UEFA), giải đấu này dành cho những đội bóng xếp hạng cao ở mỗi giải vô địch quốc gia của họ. Thông thường các giải vô địch quốc gia hàng đầu như: Primier League, Laliga, Bundesliga, Serie A, Ligue One sẽ có từ 3- 4 suất tham dự sân chơi Champions League. Các đội bóng nằm trong Top 4 hoặc Top 3 ở các giải đấu hàng đầu kể trên sẽ được thi đấu ở sân chơi này. Những giải vô địch quốc gia được UEFA đánh giá và xếp hạng thấp hơn sẽ chỉ có 1-2 suất tham dự cúp C1.

Logo hiện nay của Champions League (C1)

Giải đấu đầu tiên được thành lập vào năm 1955, đến năm 1992 được đổi tên thành Champions League. Đây là một giải đấu uy tín, lâu đời, hội tụ nhiều ông lớn của bóng đá . Những cuộc tranh tài ở giải đấu này luôn diễn ra căng thẳng, hấp dẫn, theo thống kê của UEFA  trận chung kết UEFA Champions League hàng năm luôn được người hâm mộ  bóng đá trên thế giới theo dõi đông đảo nhất. Trung bình có mỗi trận chung kết được ước tính có khoảng hơn 200 triệu người theo dõi, trong đó, con số khủng nhất về số lượt người xem thuộc về mùa giải Champions League 2012/2013 giữa Chelsea và Bayern Munich, con số nét được UEFA thống kê vào khoảng 360 triệu người xem qua sóng truyền hình, chưa kể những người xem qua Internet, xem “lậu” trên các mạng xã hội, Website “đen”.

Lịch sử ra đời cúp C1 Châu Âu.

Giải đấu đầu tiên cho những đội bóng Châu Âu so tài với nhau mang tên Challenge Cup, nó được thành lập năm 1897 bởi Đế Chế Áo Hung, chỉ có những đội bóng trực thuộc đế chề này mới được phép thi đấu ở Challenge Cup, nhưng nó cũng đã bắt đầu manh nha cho những trận đấu ở những đội bóng thuộc Châu Âu thi đấu với nhau. Giải đấu này  sau đó được thay thế bằng một giải đấu của các câu lạc bộ vùng Trung Âu, Cup Mittropa  được huấn luyện viên người Áo Hugo Meisl thành lập, giải đấu này rất phổ biến ở Trung Âu lúc bấy giờ.  Nhưng phạm vi chỉ thi đấu giữa các đội bóng vùng Trung Âu  vẫn quá bó hẹp, nhàm chán, nó dần bị giảm quy mô, nhiều câu lạc bộ đã không còn muốn tham gia do hàng năm những câu lạc bộ này phải đấu theo thể thức vòng tròn quá nhiều. Họ gặp nhau quá nhiều lần trong suốt 1 năm,  vị thế của giải đấu dần bị giảm sút và nó chỉ còn dưới hình thức phong trào năm 1991, đến năm 1992, Challenge Cup ngưng hoạt động.

Đến năm 1930, Cup Cuupe Des Nations ( hay Nations Cup) được tổ chức tại Gieneva- Thụy Sĩ, giải đấu được thành lập bởi câu lạc bộ của bóng đá nước này –Servette.  Đây là nỗ lực của  Liên đoàn bóng đá Thụy Sĩ  nhằm tạo ra một giải đấu riêng cho các câu lạc bộ vô địch quốc gia Châu Âu. Những đội bóng mạnh nhưng khác quốc gia bắt đầu tranh tài ở giải đấu này. Nhiều chuyên gia nghiên cứu lịch sử bóng đá đã cho rằng đây là giải đấu tiền thân của UEFA Champions League, nhưng những ý kiến đó sau này đã bị phủ nhận bởi Nations Cup chỉ diễn ra đúng vào mùa hè năm 1930, do eo hẹp về tài chính nên nó không đủ sức thu hút những “ông lớn” tham gia, nhiều câu lạc bộ đã từ chối ngay sau khi nhận được lời mời. Nhưng thành công lớn nhất của Nations Cup là nó đã manh nha dần hình thành về mặt cảm hứng cũng như ý tưởng cho Cúp C1 sau này.

Những năm sau đó, có nhiều nỗ lực đã được thực hiện để tạo ra một giải đấu Champions cho cả Châu Âu. Các thành phố của Bắc Italia đã lên kế hoạch tổ chức một giải đấu năm 1931 nhưng nó bị bỏ ngỏ vì lý do tài chính. Năm 1937 trong thời gian diễn ra hội chợ Paris ( triển lãm quốc tế Paris), một giải đấu khác tương tự đã được tổ chức tại Zurich như là để thay cho Natonal Cup trước đó, nhưng không một đội bóng nào chấp nhận lời mời, chỉ có hai đội bóng chịu tham gia và kết quả cuối cùng là thất bại.

Năm 1948, nhà báo Gabriel Hanot của tờ L’Equipe ( Pháp) đã tìm hiểu về một giải đấu mang tên Campeonato Sudamericano de Campeones của  Nam Mỹ, nơi những câu lạc bộ hàng đầu của bóng đá Nam Mỹ tranh tài với nhau, ông đã quyết tâm đề xuất một giải đấu giữa các đội vô địch bóng đá các quốc gia Châu Âu.  Tháng 1/1955, tờ nhật báo Pháp L’ Equipe đã gửi bản dự thảo European Cup đến nhiều câu lạc bộ lớn trên thế giới.

Gabriel Hanot – Biên tập viên người Pháp là một trong những người quan trọng khai sinh ra Cúp C1 Châu Âu

Ngày 2/4/1955, chỉ mất có hơn 3 giờ đồng hồ , 16 câu lạc bộ đã thảo luận và thông qua bản kế hoach này. Tháng 9/1955  Cúp C1 chính thức được ra đời,  trận đấu đầu tiên diễn ra tại Lisbon- Bồ Đào Nha giữa Sporting Lisbon và Partizan,  đội vô địch giải đấu đầu tiên là ,  có tất cả 16 đội tham gia cho lần tổ chức đầu tiên.

Kể từ khi ra đời với tên gọi Cúp C1, giải đấu này chỉ dành cho các đội đoạt chức vô địch quốc tại giải vô địch hạng cao nhất của các quốc gia châu Âu là thành viên của UEFA và đội đương kim vô địch của mùa giải trước – đang giữ cúp.Vì vậy, nếu một đội bóng không bảo vệ được danh hiệu vô địch trong nước nhưng đoạt được Cúp C1 thì năm sau tiếp tục được dự giải và quốc gia đó sẽ là nước duy nhất có 2 đội dự Cup C1. Nếu đội vô địch Cúp C1 đồng thời đoạt “cú đúp” – vô địch cả giải trong nước thì quốc gia đó vẫn chỉ có 1 đội dự Cup này như những nước khác.

Trong cả trường hợp đội vô địch Cup C1 bị xuống hạng ở giải trong nước vẫn được dự giải này trong mùa bóng tiếp theo.Thể thức duy nhất mà UEFA áp dụng từ năm 1955 tới năm 1992 là phân cặp đấu loại trực tiếp từ vòng đầu tới vòng cuối cùng. Vòng đầu có 32 đội, lần lượt qua 5 lượt tới trận chung kết còn 2 đội. Mùa bóng 1986-1987, vòng 1 của Cúp C1 chỉ có 31 đội tham dự do sự cố chính trị làm vắng mặt một thành viên. Do đó đội đương kim vô địch là Steaua Bucarest của Romania được vào thẳng vòng 2.

Phiên bản của chiếc cup C1 hay UEFA Champions League

Đến năm 1997/1998, có sự thay đổi trong thể thức của giải đấu, trước đó cúp C1 được đổi tên thành UEFA Champions League (1992). Ngoài các đội vô địch ở các giải quốc gia thì các đội có thứ hạng cao ở trên bảng xếp hạng mùa bóng đó sẽ được tham dự Champions League, nhưng suất tham dự thì mỗi quốc gia lại khác nhau, tùy thuộc vào bảng xếp hạng thành viên củ UEFA trong 5 năm gần nhất. Hiện nay chỉ có bóng đá Anh mặc định 4 suất dự Champions League, bóng đá Tây Ban Nha có 4 suất tham dự  bóng đá Ý có 4 suất tham dự,  và Pháp lần lượt có 3 suất tham dự.

Cúp C1 có bao nhiêu đội thi đấu và thể thức ?

Khi mới thành lập, cúp C1 chỉ có vỏn vẹn 16 đội tham gia thi đấu, nhưng sau đó tăng lên 32 đội và duy trì luật lệ đó cho đến ngày hôm nay .

Kể ừ thời kì sơ khia vẫn với cái tên gọi cũ cúp C1,  UEFA quy định chỉ có các câu lạc bộ  đoạt chức vô địch quốc nội mới được phép tham dự. Nếu một đội bóng không bảo vệ được danh hiệu vô địch trong nước nhưng lại vô địch cúp C1 ở mùa giải đó thì  năm sau họ vẫn có quyền đươc tham gia giải đấu. Và đó sẽ là quốc gia duy nhất được phép có 2 đại diện tham gia giải đấu này.

Nếu một đội đoạt cả chức vô địch C1 lẫn chức vô địch của giải quốc nội thì ở mùa giải năm sau  quốc gia đó vẫn chỉ có 1 suất dự cúp C1 như các quốc gia khác. Trường hợp đội đoạt chức vô địch C1 bị xuống hạng trong mùa giải năm đó thì họ vẫn sẽ có quyền được tham dự giải đấu này ở  mùa bóng năm sau.

Về thể thức thi đấu, hiện nay  Champions League (C1) có 32 đội được chia thành 8 bảng đấu, mỗi bảng có 4 đội bóng, ở vòng bảng các đội sẽ thi đấu vòng tròn 6 lượt trận đi ( trên sân khách) và về ( trên sân nhà). Thắng được 3 điểm, hòa 1 điểm và thua không có điểm.  Kết thúc 6 trận đấu ở vòng bảng , đội nào đạt điểm số cao nhất đứng thứ nhất và đứng thứ hai của bảng đấu đó sẽ giành quyền vào chơi lượt trận nốc ao.  Trong trường hợp một bảng đấu mà cả 4 đội bằng điểm nhau thì sẽ xét theo hiệu số bàn thắng bại, đội nào có số bàn thắng dương nhiều hơn sẽ vào chơi ở vòng kế tiếp, trong trường hợp hi hữu mà số lượng bàn thắng không dương cũng không âm thì ban tổ chức của giải đấu sẽ xét theo hệ số điểm của quốc gia vào thời điểm đầu mùa bóng để chọn đội vào vòng trong. Đội đứng thứ 3 tại mỗi bảng đấu sẽ được quyền xuống chơi tại vòng 32 đội tại UEFA Europa League ( giải đấu thay cho UEFA Cup, giải đấu dành cho những đội có trình độ trung bình-khá sau mỗi mùa bóng).

Vòng 16 đội , tứ kết, bán kết hiện nay của Champions League (C1) sẽ thi đấu theo 2 lượt trận đi và về.  Đội nào có hiệu số bàn thắng-bại cao hơn sẽ đi thẳng vào vòng đấu kế tiếp. Trong trường hợp cả 2 đội bất phân thắng bại khi có cùng hiệu số thì sau 90 phút sẽ quyết định bằng 30 phút của hiệp phụ, mỗi hiệp 15 phút, nếu vẫn không thể xác định được đội thắng thì sẽ bước vào loạt đá Penalty cho đến khi tìm ra đội thắng chung cuộc. Trận chung kết được tổ chức trên sân trung lập, không áp dụng lượt trận đi và về, hiệu số bàn thắng bại, chỉ áp dụng hình thức đá hiệp phụ và Penalty.

Hiện nay, bắt đầu từ mùa giải 2018/2019, UEFA cho phép các HLV có thể thay cầu thủ thứ 4 trong trường hợp đội bóng của họ phải đá hiệp phụ. Cho phép các đội tăng số lượng cầu thủ đăng ký cho mỗi trận từ 18 lên thành 23. Như vậy sau khi bố trí đội hình xuất phát các HLV còn tới 12 sự lựa chọn để tung vào sân lúc cần.  Sau vòng bảng, các đội có thể đăng ký thêm 3 cầu thủ mới mà không có bất kỳ hạn chế nào.

 Danh sách các đội vô địch Cúp C1 nhiều nhất.

Real Madrid là đội vô địch Champions Leage (cup C1) nhiều nhất trong lịch sử với 13 lần vô địch

Tính cả những năm giải đấu chưa đổi tên thì Real Madrid  đang giữ kỉ lục vô địch nhiều nhất với 13 lần, thứ 2 là Ac Milan với 7 lần,  Ajax Amsterdam đứng thứ 3 với 4 lần vô địch, đứng thứ 4 lần lượt là: Barcelona,  Liverpool, Bayern Munich với 5 lần vô địch. Trong đó:

  • Real Madrid ( Tây Ban Nha) vào các năm: 1955/56, 1956/57, 1957/58, 1958/59, 1959/60, 1965/66, 1997/98, 1999/00, 2001/02, 2013/14 , 2015/16, 2016/17, 2017/18.
  • AC Milan ( Italia) vào các năm: 1963, 1969, 1989, 1990, 1994, 2003, 2007
  • Ajax Amsterdam ( Hà Lan) vào các năm: 1971, 1972, 1973, 1995
  • Barcelona ( Tây Ban Nha) vào các năm: 1992, 2006, 2009, 2011, 2015
  • Liverpool vào các năm ( Anh): 1977, 1978, 1981, 1984, 2005
  • Bayern Munich vào các năm ( Đức): 1974, 1975, 1976, 2001, 2013
  • Manchester United vào các năm( Anh): 1968, 1999, 2000
  • Inter Milan vào các năm( Italia): 1964, 1965. 2010.
  • Juventus vào các năm(Italia): 1985, 1996
  • Benfica vào các năm(Bồ Đào Nha): 1961, 1962
  • FC Porto vào các năm(Bồ Đào Nha): 1987, 2004

Ngoài ra còn nhiều câu lạc bộ ở những quốc gia khác nhau có một lần vô địch. Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất của giải đấu lúc này là Cristiano Ronaldo với 120 bàn thắng.

Xem trực tiếp cúp C1 thì xem ở đâu ?

Hiện nay ở Việt Nam, chỉ có duy nhất Đài truyền hình vệ tinh K+ là có bản quyền phát sóng UEFA Champions League từ mùa giải 2017/2018 đến 2019/2020. Người hâm mộ muốn xem trực tiếp giải đấu cần lắp đặt đầu số vệ tinh K+. Mức giá chi trả cũng không quá cao, tổng chi phí hơn 2 triệu đồng. Hoặc có thể xem trên Internet với  gói thuê bao K+, mức giá 250 000đ cho một gói thuê bao.

Ngoài ra để cập nhật những thông tin về giải đấu này, các bài viết nhận định cũng như phân tích chuyên môn thì cũng đang là đơn vị có những bài viết chất lượng nhất về giải đấu UEFA Champions League./

Thiên Không

 

 

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT

Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Thêm tin tức
Bạn muốn tắt quảng cáo?