Bạn muốn tắt quảng cáo?

Sân nhà của Arsenal là gì?

Thứ Hai, ngày 19/11/2018 - 14:34
5/5 của 1 đánh giá

Sơ lược lịch sử hình thành và xây dựng sân vận động Emirates. Tổng quan kiến trúc và những mốc thời gian quan trọng sân nhà của Arsenal.

Sân vận động Emirates ở thành phố London chính là sân nhà của Arsenal. Sân vận động này có sức chứa 60.355 người lớn thứ ba ở nước Anh sau sân Wembley và khán đài Old Trafford của Manchester United.

Lịch sử ra đời sân Emirates – sân nhà của Arsenal

Từ năm 1913 đến 1997, sân vận động cũ của Arsenal có tên là với sức chứa khoảng 38.419 người. Bước vào những năm cuối thập niên 90, CLB nhận thấy sân vận động này không còn phù hợp, sức chứa của nó quá nhỏ so với các sân vận động khác ở châu Âu và so với tình yêu của người hâm mộ đội bóng Arsenal. Bằng chứng là mùa giải năm đó, đã mất khoản doanh thu khổng lồ từ 20.000 vé đặt do sân vận động không thể đáp ứng được.

Ban lãnh đạo đội bóng bắt tay vào tìm kiếm giải pháp nhưng phương án mở rộng sân Highury bị coi là không khả thi. Mặt khác, việc tìm được một địa điểm hợp lý ở London để “chuyển nhà” là hết sức khó khăn.

Sau nhiều thời gian tìm kiếm và tham khảo, tháng 11/1999, ban lãnh đạo đội bóng công bố quyết định chính thức về việc chọn Ashburton Grove làm địa chỉ cho “ngôi nhà” mới. Nơi này chỉ cách “ngôi nhà” cũ Highbury vài trăm mét.

Kế hoạch xây dựng sân vận động mới chỉ được thông qua sau khi ông Herbert Chapman lên giữ chức Chủ tịch CLB.

Sân vận động Emirates nhìn từ trên cao.

Theo kế hoạch ban đầu, sân vận động mới dự kiến sẽ hoàn tất và khánh thành vào tháng 8/2003. Tuy nhiên vì nhiều vấn đề phát sinh trong thiết kế xây dựng và tài chính, dự án xây dựng sân vận động mới bị trì hoãn cho tới tháng 2/2004.

Sân vận động mới được hoàn thành vào năm 2006 và được tài trợ chính bởi tập đoàn Emirates Airline với mức kinh phí khoảng 390 triệu bảng. Sân nhà của Arsenal mang tên bắt đầu từ tháng 10/2004 lấy theo tên của tập đoàn này.

Sân vận động mới của Arsenal được chính thức khai trương vào thứ 5 ngày 26/10/2006. Đích thân Hoàng tử Philip – công tước xứ Edinburgh là người cắt băng khánh thành.

Như vậy, sau 93 năm gắn bó với sân Highbury, Arsenal đã chính thức “chuyển hộ khẩu” về nhà mới từ mùa hè năm 2006.

Những mốc thời gian đáng nhớ

Kể từ sau khi khánh thành, sân Emirates trải qua nhiều cột mốc thời gian đáng nhớ như sau.

Arsenal thi đấu trận đầu tiên trên sân nhà vào ngày 22/7/2006 bằng cuộc tiếp đón đội bóng tới từ Hà Lan Ajax Amsterdam. Dù chỉ là một trận đấu giao hữu nhưng Arsenal là đội giành chiến thắng với tỷ số chung cuộc 2-1.

Đáng nói người đầu tiên ghi bàn trên sận vận động Emirates lại là một cầu thủ của đội khách. Đó là cầu thủ Klaas-Jan Huntelaar của Ajax.

Cầu thủ đầu tiên của Arsenal ghi bàn trên sân vận động chính là Thierry Henry, người ghi bàn gỡ hòa cho pháo thủ trong trận đấu đó.

Ngày 1/9/2006, trận đấu chính thức đầu tiên của Arsenal trên sân nhà là với Aston Villa trong khuôn khổ Ngoại Hạng Anh. Bàn thắng của Olof Mellberg đội Aston Villa là bàn thắng đầu tiên của được ghi trên sân vận động Emirates.

Ngày 7/4/2007, đánh dấu trận thua đầu tiên trên sân nhà mới của pháo thủ. Trận đó, Arsenal để thua West Ham United 0-1.

Phải đến ngày 23/9/2006 tức là phải 3 năm sau khi sân vận động mới đi vào hoạt động, Arsenal mới có chiến thắng đầu tiên trên sân nhà bằng trận thắng 3-0 trước Sheffield United.

Tổng quan kiến trúc của sân Emirates

Trước khi có tên là Emirates, sân cũ có tên là Ashburton Grove tại Holloway, thành phố London. Cái tên cũ Ashburton Grove được đặt theo tên đường mà sân vận động này tọa lạc.

Sân Emirates được thiết kế bởi đội ngũ kiến trúc sư hàng đầu của tập đoàn HOK Sport (nay đổi tên thành Populous). Cùng với đó, các chuyên gia của AYH và công ty kỹ thuật Buro Happold cũng tham gia tư vấn xây dựng.

Sân bóng mới có chiều dài 105 mét và rộng 68 mét, kích thước này dài hơn tới 5 mét và rộng hơn 1,3m so với sân nhà cũ Highbury (dài 100 mét và 66,7 mét chiều rộng).

Các văn phòng của câu lạc bộ chính thức tại sân vận động mới được gọi là Highbury House và được đặt tại phía đông bắc. Cách đặt tên này nhằm mục đích tôn vinh sân vận động cũ Highbury.

Trông từ trên cao sân vận động như một chiếc bát có bốn tầng. Các tầng trên cao của sân được thiết kế để ra khoảng trống tạo nhiều không gian mở ở các góc sân vận động. Mái che của sân được thiết kế xiên chéo vào bên trong. Đây là hai điểm kiến trúc khác biệt nhằm giúp cho sân vận động nhận được thêm nhiều luồng không khí và ánh sáng mặt trời nhất có thể.

Một điểm giống nhau về cấu trúc của sân Emirates với sân cũ Highury là đường hầm dành lối đi các cầu thủ ra sân và những nơi để máy quay chính của các đài truyền hình ẩn phía bên lề sân.

Sân vận động đưa chia ra nhiều khu vực khán đài. Hai màn hình khổng lồ được treo trên mái nhà góc Tây bắc – Đông Nam của sân. Ban quản lý sân đang xem xét việc lắp đặt thêm màn hình thứ ba ở góc sân hướng Đông Bắc.

Khán đài dành cho đội khách có từ khoảng 1.500 cho đến 4.500 chỗ ngồi, hàng ghế thấp hơn và được xếp ở góc phía đông-nam của sân. Ngoài số ghế cố định, khu vực này cũng cho phép ban tổ chức cung cấp thêm 4.500 chỗ ngồi khác cho cổ động viên.

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT

Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?

Soi kèo Bóng đá Anh

Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Thêm tin tức
Bạn muốn tắt quảng cáo?