Sao ĐT Malaysia lên tiếng phản pháo truyền thông Việt Nam
Tiền vệ Brendan Gan, một trụ cột của ĐT Malaysia mới đây đã lên tiếng chỉ trích về việc truyền thông Việt Nam cũng như quốc tế coi anh là cầu thủ nhập tịch.
ĐT Malaysia đang cho thấy quyết tâm rất lớn để giành được tấm vé lọt đến vòng loại thứ 3 World Cup 2022. “Những chú hổ” liên tục nhập tịch nhiều cầu thủ nước ngoài để HLV Tan Cheng Hoe có thể dễ dàng hiện thực hóa mục tiêu của đội bóng hơn.
Mới đây nhất, Liên đoàn bóng đá Malaysia đã quyết định nhập tịch cầu thủ Liridon Krasniqi, người trước đó mang quốc tịch Kosovo. Bên cạnh đó, họ còn đang chờ để phê duyệt trường hợp của tiền đạo gốc Brazil, Guilherme De Paula.
Với việc không thể sản sinh ra được lứa cầu thủ chất lượng, Malaysia đã quyết định sử dụng biện pháp “ăn xổi” này để sớm đạt được thành công. Đây là điều đi ngược lại hoàn toàn so với triết lý của bóng đá hay Thái Lan, hai nền bóng đá hàng đầu Đông Nam Á. Biện pháp này của Malaysia cũng nhận được
Tuy nhiên, trong cách hiểu của giới truyền thông Việt Nam cũng như quốc tế còn đánh giá một số cầu thủ có gốc gác Malaysia là người nhập tịch. Điều đó khiến tiền vệ Brendan Gan, một trong những cái tên đang bị gán với cái mác như vậy không hài lòng.
Chia sẻ với tờ NST mới đây, Brendan Gan đã cho hay: “Người cha của tôi là người Malaysia, tôi hoàn toàn có đủ điều kiện nhận được căn cước công dân, cũng như hộ chiếu của Malaysia. Vì vậy, xin đừng bao giờ gọi tôi là cầu thủ nhập tịch. Tôi không nghĩ mình giống trường hợp của Krasniqi hay Sumareh”.
“Tôi không bao giờ coi mình là một cầu thủ nhập tịch. Tôi đã sống ở Malaysia từ khi còn là một đứa trẻ. Vì vậy mà tôi dành tình yêu bằng cả trái tim cho đất nước này, ở cả trong lẫn ngoài sân cỏ. Đây là điều khác biệt lớn nhất giữa tôi và các cầu thủ nhập tịch”.
Không chỉ phản bác lại những nhận định của giới truyền thông, Brendan Gan còn cho biết những suy nghĩ của bản thân về các cầu thủ nhập tịch của Malaysia. Anh cho hay: “Theo tôi thấy, có một số cái tên nhập tịch lúc 32, 33 hay 34 tuổi với mục đích có được hộ chiếu của Malaysia chứ không phải để cống hiến cho ĐTQG. Điều này là không tốt. Điều quan trọng hơn cả khi nhập tịch là phải cống hiến hết mình cho màu áo quốc gia”.
Đặng Phong