Nemanja Vidic – Người Serbia Sáng Lòa Trong Khói Lửa

Chủ Nhật, ngày 06/01/2019 - 14:12
5 /5 của 1 đánh giá

Nếu phải dùng vài tính từ để miêu tả về anh, xin mạo muội dùng cụm từ:” Không bao giờ bỏ cuộc”. Nhắc về Vidic là nhắc về một chiến binh. À không, một siêu chiến binh bất khuất của bóng đá Serbia, một “hậu vệ vô giá” mà Man United từng sở hữu.

Tham khảo thêm

Thành phố Belgrade, Serbia vào ngày 29/3/1999, lúc 22h00. Những quả tên lửa “siêu chết chóc” của Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương- Nato thả xuống  lãnh thổ của Serbia cũng là lúc người dân của đất nước này cảm nhận được rằng chiến tranh đã thực sự nổ ra ở đất nước của họ. Những cuộc  tị nạn và di cư, chạy trốn khỏi khói súng bắt đầu diễn ra. Cảnh tượng khủng khiếp, người chết như ngả rạ, trên bầu trời khét lẹt khói bom. Còn dưới mặt đất, một cảnh tượng u tịch ở những cánh đồng hoang tàn là những gì mà người dân ở Belgrade luôn ghi nhớ khi nghĩ về những ngày tháng định mệnh đó.

78 ngày đêm với những đợt không kích liên tục của binh lính Tây Âu, chưa đầy 3 tháng đã đem lại những hậu quả vô cùng kinh khủng mà người dân thuộc bán đảo Bankal phải hứng chịu. Hàng ngàn các công trình, kiến trúc, các lô hội bị phá hủy. Số người chết lên đến 30000 người, đến nay vẫn chưa thể xác định được hết danh tính các nạn nhân. Thiệt hại kinh tế mà Serbia phải ghánh chịu lên đến 200 tỷ Đô La.

Một cảnh tượng hoàng tàn sau một trận bom càn- chiến tranh Serbia

Những người dân Serbia xa xứ ngày càng nhiều, thất lạc nhau, sống trong cảnh mưa bom bão đạn trong năm cuối cùng của thế kỷ 20. Một vết sẹo khổng lồ mà không thể nào xoa nhòa của người dân nơi đây, chính trong những ngày tháng kinh khủng khiếp đó đã tạo ra một thế hệ người Serbia rất khác sau này.

Trong cảnh tượng hoang tàn ở thành phố Belgrade khí đó-  khu vực luôn bị quân Tây Âu dội bom, có một cậu nhóc thuộc đội trẻ của  Sao Đỏ Belgrade, cậu luôn cảm thấy mình may mắn khi có “chúa” luôn ở sau lưng cứu giúp mình không bị xuống địa ngục bởi thuốc súng và bom. Ngày nào cậu cũng sống trong hầm trú ẩm, và mỗi sáng thức dậy, công việc đầu tiên của cậu là gọi điện thoại về cho gia đình, để cậu an tâm rằng những người thân của cậu vẫn còn sống.  Và cậu là Nemanja Vidic.

Nhưng Vidic không bao giờ ca thán một lời về hoàn cảnh khắc nghiệt lúc đó.  Anh luôn cho rằng chính những thời khắc lạnh buốt khí tử thần ấy đã tôi luyện lên cá tính của mình. Và giờ đây mỗi khi nhìn lại những gì mà mình đã từng trải qua, 20 năm sau cuộc chiến tranh Nam Tư  và trong thời điểm Vidic đã giã từ sự nghiệp sân cỏ. Chính bản thân anh cũng phải cúi đầu thán phục. ngả mũ trước chính mình.

8 năm chơi bóng ở Manchester United là 8 năm đẹp, hoàng kim nhất trong sự nghiệp của Vidic. Hành trình vi diệu ấy bắt đầu từ một buổi chiều đông năm 2006, khi Vidic nhận được một cuộc gọi từ đích thân huấn luyện viên Sir Alex Ferguison. Nhưng trước đó, ít ai biết được rằng Vidic đã có một cuộc trò chuyện ngắn với Rafa Benitez- huấn luyện viên của Liverpool khi ấy. Trớ trêu thay, Benitez tỏ ra khá lưỡng lự trong việc muốn đón Vidic về sân Anfield. Trái lại, Sir Alex lại tỏ ra rất muốn được nhìn thấy trung vệ người Serbia chạy trên những mặt cỏ ở Old Traffold.

“Ông ấy nói cực kì thích tôi mà muốn tôi đến Manchester thi đấu, và nói rằng tôi đã có một vị trí trong đội hình chính.  So với sự mập mờ của Liverpool. rõ ràng Fergie đã gửi tới cho tôi một thông điệp rất đáng tin cậy. Và cuối cùng chỉ mất 3 ngày mọi thứ đã xong xuôi.”- Vidic cho hay.

3 ngày ngắn ngủi, nhưng như vậy cũng đã là quá đủ để một bản hợp đồng thành công, vĩ đại bậc nhất trong lịch sử câu lạc bộ xuất hiện. Chàng trai mới 24 tuổi ngày ấy trở thành một cái tên mà ai cũng phải nể phục ở “nhà hát của những giấc mơ”.  Thành công không bao giờ tự đến với bất cứ ai, và với Vidic cũng vậy. Một cầu thủ từ nước Nga  chuyển đến Anh thi đấu chưa bao giờ là điều dễ dàng. Giải vô địch quốc gia Nga là một giải đấu ít sự cạnh tranh, đặc biệt Vidic lại đến từ kỳ chuyển nhượng mùa đông, mọi sự nghi hoặc từ truyền thông đến người hâm mộ bắt đầu tìm đến với anh.

Vidic nói rằng:” Đó là một quãng thời gian khó khăn, tôi đến vào mùa đông, không đủ thể lực, tốc độ để bắt kịp với bóng đá tại Anh. ” Nhưng mưa bom bão đạn còn không khiến Vidic chùn bước thì yếu tố thời tiết không thể ngăn cản Vidic bước ra ánh sáng của thế giới. Vidic cùng với Cristiano Ronaldo được ghi nhận là hai cầu thủ tập luyện chăm chỉ nhất đội, khi các đồng đội về hết, các nhân viên chăm sóc sân ở Calrington ở lại dọn dẹp sau mỗi buổi chiều vẫn thấy hai cái bóng duy nhất ở lại tập luyện bổ trợ.

Vidic và những vinh quang nổi bật cùng Man United

Sau một quãng thời gian ngồi dự bị, cuối cùng Vidic cũng đã sẵn sàng, phong độ của anh ngày càng tăng tiến theo thời gian. Dần dần, anh trở thành cầu  thủ chủ chối trong đội hình chính của Man United, cùng với Patrice Evra và người đàn em C.Ronaldo. Nhờ sự cố gắng, anh không bao giờ bị bỏ lại phía sau nữa. Băng ghế dự bị của M.U, rất hiếm khi người ta thấy Vidic phải ngồi trên đó.

8 năm đỉnh cao ở Old Traffold, Vidic được đánh giá là một trong những trung vệ hay nhất thế giới. Kết hợp cùng với Rio Ferdinand, bộ đôi này tạo thành một cặp bài trùng, hòn đá tảng vô cùng vững chắc trước khung thành của Edwin Van Der Sar. Sức mạnh, tinh thần gan lỳ, không ngai va chạm của Vidic cộng hưởng với kinh nghiệm, khả năng đọc tình huống của Rio Ferdinand luôn khiến cho người hâm mộ của đội bóng an tâm dù cho đối thủ có mạnh đến cỡ nào.  Vóc đáng to cao như một vị thần, đôi mắt như luôn muốn bùng cháy, phong cách bốc lửa  của Vidic luôn khiến các tiền đạo đối phương phải khiếp sợ khi đối mặt với anh. Không một hàng phòng ngự nào hiệu quả hơn bộ tứ vệ của Man United khi đó với Vidic gớp mặt trong đội hình.

8 năm không dài cũng không ngắn, Vidic cùng với nửa đỏ thành Man chinh phục tất cả 15 danh hiệu lớn nhỏ. Trước khi Vidic đến, Man United có 3 năm trắng tay liên tiếp, hàng phòng ngự của họ là một trong những hàng phòng ngự tệ hại nhất của giải đấu. Nhưng sau khi Vidic cập bến Old Traffold,  Man United ngay lập tức giành lại chức vô địch Ngoại Hạng Anh từ tay Chelsea. Ngày mà anh ra đi, anh mang theo trong hành trang danh hiệu của mình đến 5 chức vô địch Ngoại Hạng Anh.

Man United trong khoảng thời gian có Vidic thật đẹp, là những ngày tháng mơ mộng nhất của họ, như những cặp tình nhân tự tìm đến với nhau trong thời khắc cháy đỏ của cả con tim, pha lẫn chút lý trí.  Đội hình năm ấy là kết tinh của sự hoàn hảo. Trước khung thành với Van Der Sar “thần thánh”, hai đôi cánh hộ vệ là Neville và Evra, bộ ba giữa sân là Carrick, Paul Scholes, Anderson, bộ ba “sát thủ” là Ronaldo, Rooney. Tevez. Một đội hình trong mơ hội tụ đủ kinh nghiệm lẫn đẳng cấp, đội hình chinh phục chức vô địch Champions League đỉnh cao tại Uniski mùa giải 2007/2008. Đó cũng là  mùa giải mà Man United tái hiện lại mùa giải 1999, khi họ giành được cú ăn ba lịch sử.

Cặp bài trùng Ferdinand- Vidic

Vidic -“chiến binh” được tôi luyện trong những  năm tháng gian nan của bom đạm, những gì được cho là mạnh mẽ nhất đã tồn tại trong con người của anh. Nếu ai đã từng chứng kiến Vidic đổ máu trên sân nhưng vẫn sẵn sàng lao vào các điểm nóng tranh chấp, bất chấp máu đang giàn giụa ở mặt thì hẳn họ cho đó là sự dũng cảm đến kinh dị của Vidic. Nhưng với cá nhân anh, đó mới là những gì tuyệt đẹp nhất, anh được sống đúng với những tố chất của mình. Không phải tự dưng mà Sir Alex bỏ mặc những Giggs, Scholes,…. để trao lại tấm băng thủ quân cho một cầu thủ mới có 8 năm chơi bóng ở United. Không phải là thời gian, mà chính tố chất chiến binh, kinh nghiệm thi đấu, lẫn phẩm chấn lãnh đạo đã biến Vidic thành một con người xứng đáng nhất. Nếu như ai đó ép Vidic bỏ cuộc, hoặc ép Vidic phải sợ hãi, trung vệ người Serbia sẽ ngạo nghễ trả lời rằng :” Không bao giờ”.

Và không thể nhớ hết những lần Vidic đã đổ máu trong màu áo đỏ của United lẫn trong màu áo đỏ của đội tuyển Serbia. Đó chưa bao giờ là vấn đề quá lớn với anh, thậm chí nó như là một thói quen của Vidic. Nếu ai đó nói Vidic là kẻ điên hay kẻ côn đồ thì hãy nhớ rằng, anh từng sống ở Belgrade, anh phải làm quen với việc đối mặt với thông báo bom nổ một ngày trước trận chiến, hằng ngày anh lắng nghe hơi thở của bom đạn, từng phải đào hầm trú ẩn trong suốt một đêm bất chấp bom có thể dội chúng vị trí của anh và gia đình. Đối với một người đã đứng giữa biên giới của sự sống và cái chết, thì vài giọt máu đỏ trên sân chỉ như một cái chớp mắt.

Với Vidic, được chơi bóng là một đặc ân. Những vận động viên thể thao Serbia thuộc thế hệ của anh họ đều có điểm chung là đấu tranh đến cùng trước nghịch cảnh. Hãy nhìn vào những Kolarov, Ivanovic, Novak Djokovic….sâu bên trong cơ thể họ là huyết quản của tinh thần máu lửa, không có chỗ cho sự yếu đuối. Có thể thua, có thể thất bại, nhưng cái nếp “bỏ cuộc” không bao giờ được phép tồn tại.

Không thể phủ nhận Vidic là một “chiến binh”. Nhưng là một “chiến binh” có trái tim ấm áp. Khi người bạn thân Vladimir Dimitrijevic từ thời còn chơi cho Sao Đỏ Belgrade lên cơn đột quỵ và qua đời, trái tim của Vidic gần như vỡ tan. Anh đã chu cấp toàn bộ  chi phí sinh hoạt, học tập cho con trai của người bạn thân cho đến tận bây giờ.

Vidic khi gặp bố mẹ Vladimir luôn trở thành một con người mềm yếu, đối nghịch so với lúc anh thi đấu ở trên sân. Có lẽ, chỉ có cha mẹ là những người khiến ai dù có mạnh mẽ, lạnh lùng đến đâu cũng phải rơi nước mắt. Vidic cũng chẳng phải ngoại lệ. Cái ngày anh đến Manchester với sự bỡ ngỡ, anh khóc như một đứa trẻ vì nhớ nhà. Sau khi đã thành danh, có được mọi thứ, anh vẫn òa khóc khi trở về Serbia thăm cha mẹ.  Anh chu toàn tất cả mọi thứ cho gia đình mình. Khi tình cảm là giá trị có trị giá vạn năng thì mọi thứ khác đều như chỉ hư vô.

Năm 2014, Vidic chia tay Man United, khi đó anh hiểu rằng lương duyên đã chấm dứt, những chấn thương khiến anh không còn đạt thể trạng tốt nhất để cống hiến trọn vẹn cho đội bóng. Với Vidic, anh ra đi không cần sự ủy mị hay một buổi tri ân hoành tráng với sự tung hộ, anh ra đi với một phong cách chỉ có ở riêng anh.

Trong trận đấu cuối cùng với Southampton, một trận cầu không còn quá nhiều ý nghĩa, Vidic vẫn máu lửa như cái thuở ban đầu anh đến Old Traffold. Anh lao vào tranh chấp không khoan nhượng với Rickie Lambert với một cái đầu chảy đầu máu. Một hình ảnh đắt giá hơn tất cả những danh hiệu mà anh có được, một hình ảnh đắt giá nhất trong quãng thời gian 8 năm hoàng kim của anh ở “nhà hát của những giấc mơ”. Tố chất “chiến binh” không bị mai một. Như Sir Alex đã từng nói:” Phong độ là nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi.”

Là “chiến binh”, máu có thể đổ nhưng đầu hàng thì không bao giờ.

Vậy đấy, chàng Vidic có vẻ thô ráp ấy chẳng giết ai cả, người Serbia cũng chẳng giết ai, nhưng anh trân trọng tất cả những gì có ở Mancheter, đổi lại, anh thi đấu với hơn 100% khả năng, vượt qua sức chịu đựng cho phép của một cầu thủ.

Đã 4 năm kể từ khi rời Manchester, sân Old Traffold vẫn chưa tìm được người xứng đáng mặc “vừa vặn” chiếc áo số 15 của Vidic. Số áo bất tử mà trong mớ “bòng bong” của United lúc này chưa có ai thể hiện được tố chất như anh.

Vidic đến Inter Milan chơi bóng như là để tận hưởng những ngày tháng cuối trong sự nghiệp cầu thủ. Anh đến Ý với mức thu nhập được trả thấp hơn ở Manchester, Vidic đã nhận được những lời mời từ Trung Quốc, Quatar. Nếu băng qua đại dương, anh hoàn toàn có thể trở thành hậu vệ được trả lương cao nhất thế giới, thậm chí chỉ ngồi dự bị cũng có thể nhận mức lương “trên trời”. Nhưng Vidic hiểu giới hạn của mình, danh dự của một “chiến binh” không cho phép anh trở thành gánh nặng cho bất cứ ai, bất cứ tập thể nào. Với Vidic phải là sự sòng phẳng.  Lựa chọn giải nghệ là một quyết định sáng suốt và đầy ngạo nghễ với Nemanja.

Tròn 20 năm cuộc chiến tranh Serbia kết thúc. Những hoàng tàn đổ nát từ cuộc chiến đã được khắc phục bằng những công trình kiến trúc hiện đại. Có những ký ức đau thương chẳng thể xóa nhòa nhưng trên từng con đường ở Belgrade ngày nay, không khó khi người ta vẫn thấy hình ảnh của những Djokovic hay đặc biệt là Vidic. Những con người Serbia can trường bước tới đỉnh cao, băng qua mọi đắng cay của đấng bi kịch./

Long.

Bình luận bài viết