Bạn muốn tắt quảng cáo?

Bóng đá Việt trước thập kỉ mới: Tiếp tục thống trị và giấc mơ World Cup

Thứ Hai, ngày 30/12/2019 - 13:54
5/5 của 1 đánh giá

Khi cái năm 2019 sắp khép lại, đó là thời điểm hoàn toàn đủ phù hợp để chúng ta nhìn tới những mục tiêu trong thập kỉ tới. Bóng đá Việt đã trải qua một thập kỉ nhiều các biến động, và hãy nhìn xem, điều mà nền bóng đá của mảnh đất hình chữ S mong chờ trong thập kỉ tới là gì?

Tiếp tục là vua của Đông Nam Á

Khi chúng ta khép lại năm 2019, Việt Nam hoàn toàn có quyền ngạo nghễ bảo rằng chúng ta đã và đang là vua của khu vực Đông Nam Á. Các danh hiệu như top 4 Asiad, top 8 châu Á, AFF Cup 2018, 2 tấm huy chương vàng nam nữ tại Sea Games 30, chính những thứ vừa liệt kê đã tạo ra hai năm huy hoàng cho bóng đá Việt, và chắc chắn, chúng ta không chỉ muốn dừng lại ở con số 2 năm. 

Bóng đá Việt sẽ hướng tới thập kỉ mới với vị thế của một nhà vua, và nhà vua Việt rõ ràng muốn kéo dài “nhiệm kì” của mình càng lâu càng tốt. Có thể 5 năm, 6 năm, nhưng tốt nhất chắc chắn sẽ là 10 năm. 1 thập kỉ thống trị khu vực, sao không nhỉ? 

Hiện thực hóa ước mơ World Cup

Thứ ám ảnh bóng đá Việt Nam nhất trong suốt nhiều năm qua là chiếc huy chương vàng Sea Games, và xếp sau nó, chắc chắn là World Cup. Người Việt yêu bóng đá, cuồng bóng đá, và chẳng thể sống mà thiếu hơi thở của môn thể thao vua. Chắc chắn rồi, thứ mà người Việt luôn yêu thích là thấy đội tuyển bóng đá nước nhà chơi tại World Cup. Chúng ta đã làm được với Futsal và bóng đá nam lứa tuổi U20. 

Giờ có lẽ là thời điểm để chúng ta nghiêm túc tiến tới World Cup cho các bộ môn bóng đá nam lẫn bóng đá nữ. Có thể World Cup 2022 và World Cup 2023 sẽ là một mục tiêu hơi xa, song những World Cup 2026 và World Cup 2027 sẽ là những mục tiêu có thể hướng tới. Trước mắt, chúng ta phải tiếp tục ươm mầm các tài năng trẻ, cố gắng đưa các cầu thủ Việt ra được nước ngoài cọ xát cùng các bạn bè quốc tế, cho đến khi tự thân đội tuyển Việt Nam đã đủ nội lực đến ngoại lực, World Cup sẽ không còn xa.

Đưa tuyển Olympic lọt vào thế vận hội

Thầy Park đã tuyên bố rằng Olympic 2020 là mục tiêu đầu tiên mà thầy sẽ cố gắng đoạt được ở thập kỉ mới, nhưng đó chắc chắn là mục tiêu không hề dễ dàng. Việt Nam phải tối thiểu giành được huy chương đồng ở U23 Châu Á 2020 để hiện thực hóa ước mơ này, và mục tiêu này không hề dễ dàng.

Ngoài chuyện vượt qua được vòng bảng, Việt Nam còn phải “gồng mình” vượt qua trận tứ kết mới mong có cơ hội lấy huy chương. U23 Iraq, U23 Qatar, U23 Iran, U23 Hàn Quốc, và U23 Trung Quốc sẽ là những đối thủ tiềm năng, và thẳng thắn với nhau, họ đều có nền tảng xuất phát rất khá nếu không muốn nói là có đôi phần vượt trội U23 Việt Nam. 

Tuy nhiên, những lần Olympic trong tương lai là một mục tiêu không hề viễn vong. Chúng ta đang được lợi là nhiều doanh nghiệp làm kinh tế sẵn sàng đài thọ tiền bạc cho công tác đào tạo trẻ. Mà có tiền để làm bóng đá trẻ tức là có cái nền móng để kiến tạo ra lứa cầu thủ đủ tài xứng đức đại diện Việt Nam tham dự Olympic. Thầy Park có quyền tự tin vào Olympic 2020, nhưng cá nhân tôi thiết nghĩ, Olympic 2024 hay 2028 là những mốc thời gian khả thi hơn. 

Biến việc xuất ngoại thành chuyện bình thường

Điều cuối cùng, mà đây chắc cũng là mong mỏi của rất nhiều người, các cầu thủ Việt sẽ được ra nước ngoài thi đấu nhiều hơn và thành công hơn. So về khoảng này, bóng đá Thái đang hơn chúng ta khi có thể xuất ngoại thành công những Chanathip, Theerathon, hay trước đó là Dangda. Việc một cầu thủ người Việt ra nước ngoài thi đấu vẫn là một cái gì đó xa lạ, thậm chí là nhiều đội còn dùng cầu thủ Việt làm chiêu đánh bóng tên tuổi thay vì như một cái tên sẽ phục vụ chuyên môn trên sân cỏ. 

Để thay đổi điều này, cầu thủ Việt trước mắt phải ý thức rằng họ cần trau dồi vốn ngoại ngữ cho thật khá. Nhiều cầu thủ thế hệ này vẫn nói tiếng Anh rất tồi, đó đã là nói giảm nói tránh. Vì thực tình, nhiều cầu thủ Việt chẳng dám mở miệng nói lấy một câu tiếng Anh dẫu cho được học và được rèn rất nhiều. Tiếng Anh là chìa khóa mở ra cho bạn các cơ hội trong thời đại mà các quốc gia ngày càng cố gắng “thu hẹp” biên giới với nhau. Điều đó đúng với cả nghề cầu thủ, và để ra được nước ngoài, phải có tiếng Anh đã, rồi sau đó có thể là tiếng Nhật, tiếng Hàn, hay tiếng Đức. 

Bóng đá Việt hiện thời có thể mong chờ ở Đoàn Văn Hậu, nhưng trong tương lai, chúng ta phải có nhiều hơn những người như Đoàn Văn Hậu. Nhìn sang các nền bóng đá top đầu châu Á, chuyện xuất khẩu cầu thủ với họ giờ như chuyện vắt lấy nước một quả chanh. 1 thập kỉ tới, biết đâu Việt Nam sẽ tiếp bước họ? Cứ hi vọng là vậy.

Khương Teddy

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT

Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Thêm tin tức
Bạn muốn tắt quảng cáo?