Pressing là gì?

Thứ Ba, ngày 21/08/2018 - 16:28
3.5 /5 của 3 đánh giá

Ngày nay, bóng đá không còn là một cuộc chơi của 22 người đàn ông nữa. Nó trở thành cuộc đấu của 22 cầu thủ và một loạt những bộ óc phía ngoài sân bóng. Với sự áp dụng những công nghệ mới nhất của y sinh học vào thể thao, giấc mơ về những cầu thủ có thể chạy không biết mệt mỏi trên sân đang dần trở thành hiện thực. Và để tận dụng hết sức mạnh của những cỗ máy đó, người ta sáng tạo ra Pressing.

Tham khảo thêm: 

Trước hết, phải hiểu pressing là gì? Một cách đơn giản có thể dịch nghĩa của động từ press trong tiếng Anh và liên hệ với bóng đá, chúng ta sẽ biết pressing chính là tạo áp lực. Còn tạo áp lực như thế nào, là việc của từng ông Huấn luyện viên.

Điều thú vị ở chỗ, pressing lại không phải nhắm đến quả bóng bởi vì nếu cứ tạo áp lực lên quả bóng thì chẳng khác gì chiến thuật “ruồi bâu” mà đám trẻ con vẫn thường làm. Pressing là gây áp lực lên cầu thủ đang cầm bóng của đối phương để khiến anh ta mất bóng và trao cơ hội lại cho mình.

Như vậy pressing cũng khác với việc cứ thế cầm quả bóng mà không trao cho đối phương cơ hội được chơi bóng như cách mà Barca và  đội tuyển Tây Ban Nha vẫn làm thuở nào. Nguyên tắc cơ bản của việc pressing là gây áp lực lên cầu thủ đang cầm bóng của đối phương cũng tức là bạn đang KHÔNG CÓ BÓNG.

Điều này sẽ khiến chúng ta bất ngờ bởi chúng ta vẫn thường nghĩ pressing sẽ là đẩy quả bóng lên và đưa nó đến gần khung thành đối phương nhất có thể với một số lượng người tấn công lớn để tăng cơ hội ghi bàn. Không, bạn ạ. Đó là bóng đá tổng lực.

Như đã nói trong một bài bình luận về Mourinho, ông HLV xuất thân từ vị trợ lý ngôn ngữ này có thể coi là người đi đầu trong việc xây dựng lý thuyết về việc khai thác khoảng trống ngay sau khi đối phương mất bóng. Dễ hiểu là phản công. Tức là ngay khi bạn dành được bóng của đối phương, bạn sẽ có nhiều cơ hội để gây nguy hiểm nhất.

Nếu hiểu theo nghĩa cổ điển thông thường, bạn sẽ bắt đầu phản công từ sân nhà. Như vậy quá xa. Bóng đá hiện đại cho phép bạn đủ thể lực để đeo bám và dành bóng của đối phương ngay từ phần sân của đối thủ. Đây chính là pressing.

Theo đó, có thể hiểu đơn giản: pressing là một tổ hợp hành vi chiến thuật của một nhóm (hoặc toàn bộ đội hình) để nhằm gây áp lực lên một cầu thủ (hoặc toàn bộ cầu thủ) của đối phương để dành lại trái bóng.

Một cầu thủ muốn tạo áp lực với đối phương cần phải đẩy đối phương vào thế khó mỗi khi cầm bóng. Có hai cách để tạo áp lực như vậy:

  • Ập vào nhanh nhất có thể tức là tạo áp lực trực tiếp. Mọi cầu thủ khi nhận bóng đều cần thời gian và không gian nhất định để xử lý. Nếu đối phương áp sát đủ nhanh pha xử lý chắc chắn sẽ không hoàn toàn như ý muốn. Muốn vậy, cầu thủ tạo áp lực phải nhanh và khỏe.
  • Cách thứ hai để gây áp lực lên một cầu thủ cầm bóng là khóa chặt mọi phương án chuyền bóng của anh ta. Đây là lúc cần một sự tổ chức của tập thể. Thường sẽ có 2-3 cầu thủ khác đồng thời gây áp lực với những đồng đội của cầu thủ cầm bóng để anh ta thấy khó có thể chuyền bóng cho họ. Muốn làm được điều này, ngoài yếu tố cá nhân còn cần tính tổ chức. Đó là việc của các HLV.

Như vậy, chúng ta thấy vai trò lớn của các chiến lược gia  là đưa được các cầu thủ vào một hệ thống, trong đó tất cả đều phải tuân thủ một chiến lược được xây dựng từ trước, và các cầu thủ phối hợp với nhau để giành lại quyền kiểm soát bóng.

Tuy nhiên việc tổ chức pressing cũng phải tính toán cẩn thận bởi không thể lúc nào cả 10 cầu thủ trên sân cũng nhào theo đối phương gây áp lực được. Do đó pressing được chia ra làm nhiều loại và theo nhiều cách khác nhau.

Về mặt chiến thuật có thể chia ra cơ bản 3 loại là siêu pressing trong phòng ngự và pressing trong tấn công. Khi phòng ngự thì chủ yếu diễn ra trên phần sân nhà, còn pressing trên phần sân đối phương mà dành được bóng thì hoàn toàn có thể mở ra đường tấn công nguy hiểm vì khi đó cũng có sẵn một số lượng lớn cầu thủ của chúng ta bên phần sân đối thủ rồi.

Với mức độ quyết liệt của lối pressing này lên một tầm cao mới ta có thứ mà giờ được đặt tên là gensen pressing. Một thương hiệu mang dấu ấn của Jurgen Klopp. Với những cầu thủ nhanh mạnh và biết tuân thủ chiến thuật tốt hơn, việc pressing trong tấn công hay còn gọi là pressing tầm cao càng ngày càng được phát huy mạnh mẽ. Bởi như đã nói, dành được bóng ngay trên phần sân đối phương luôn đem đến nhiều cơ hội để khai thác khoảng trống nhất.

Ngoài ra, các HLV còn dựa vào tình hình thực tế để tạo nên những lối pressing khu vực hoặc pressing từng cầu thủ nhất định của đối phương trong những hoàn cảnh cụ thể. Pressing khu vực có thể diễn ra khi dồn được đối phương đưa bóng về một bên biên tức là hạn chế được hướng xử lý của cầu thủ đối phương theo đó sẽ phải dùng ít nhân sự hơn để gây sức ép.

Hoặc pressing một cầu thủ cụ thể của đối phương vốn không có khả năng xử lý bóng tốt (ví dụ như Petr Cech chẳng hạn) thì cơ hội lấy được bóng sẽ hơn nhiều là gặp Messi.

Việc pressing cũng sẽ được tính toán theo từng thời điểm để đảm bảo các cầu thủ được nghỉ ngơi và dưỡng sức chứ không hoàn toàn bung ra chạy liên tục. Chúng ta sẽ dễ dàng gặp những đội bóng chỉ pressing trong khoảng 5-10 phút sau đó lại rút về phòng ngự hoặc chỉ thỉnh thoảng mới chơi pressing tầm cao để đạt được mục đích bất ngờ. Việc pressing thời điểm như thế này sẽ thường cần một cầu thủ trên sân làm người chỉ đạo để chọn thời điểm hợp lý cho toàn đội triển khai pressing.

Trong pressing, mục tiêu cơ bản là dành lại bóng. Nói thì đơn giản vậy nhưng rõ ràng không dễ bởi pressing sẽ luôn đòi hỏi các cầu thủ di chuyển hợp lý, có tính toán theo phương án đã đặt ra, có tính phối hợp đồng bộ với đồng đội và cả chọn lựa đúng thời điểm.

Khi làm được những việc đó đội bóng có thể dành lại bóng từ một cầu thủ đang cầm bóng của đối phương bằng cách khoá chặt các không gian phát triển bóng của anh ta. Tất cả đều chỉ thực hiện được khi đó là một đội bóng có tính tổ chức cao dựa trên những cầu thủ có tố chất phù hợp cũng như đủ sự nhiệt tình để theo đuổi bởi thực tế không phải lúc nào pressing cũng sẽ đạt được kết quả.

Và còn một vấn đề nữa: Sau khi dành được quả bóng rồi thì làm sao để khai thác cơ hội đó mà ghi bàn ? Sẽ còn cần nhiều bài bình luận nữa để nói tiếp vấn đề này.

Long Win

 

 

 

 

 

Bình luận bài viết

Ngày Cá tháng tư: Hãy cứ cả tin vì bóng đá cần điều ấy

01-04-2022

Người ta vẫn thường bông đùa nhau rằng ngày đầu tiên của tháng Tư là ngày cười nhiều nhất trong năm, một ngày mà những tiếng cười nhạo những kẻ cả tin và có khi là cả cả tin đến khờ khạo. Bóng đã cũng không phải là ngoại lệ.