Trải nghiệm của Công Phượng là hành trang quý báu với Văn Lâm
Thủ thành Đặng Văn Lâm sang Nhật Bản với hành trang quý báu là những trải nghiệm thực tế của đàn em Nguyễn Công Phượng thời còn thi đấu tại Nhật Bản.
-
Chiêm ngưỡng bộ kỉ niệm chương độc đáo thầy Park được trao tặng tại Hàn Quốc
-
HLV Kiatisak có trải nghiệm thú vị cùng HAGL ở Việt Nam
-
Kiatisak - bầu Đức, Hà Nội FC và 4 điểm nhấn của V.League trước khi nghỉ dịch Covid-19
-
Văn Lâm khiến cầu thủ Nhật Bản ngưỡng mộ, ước ao
-
Muangthong lấp liếm lỗ hổng pháp lý sau sự cố với Văn Lâm
Ngay sau khi thông tin thủ thành Đặng Văn Lâm chính thức gia nhập Cerezo Osaka của Nhật Bản, người hâm mộ nhanh chóng nhớ lại thương vụ chuyển nhượng của Công Phượng vào năm 2015.
Tiền đạo của HAGL gia nhập CLB J.League 2, Mito Hollyhock của Nhật Bản trong mùa giải năm 2016. Ở thời điểm đó mức phí cho mượn Công Phượng được tiết lộ là 100.000 USD, mức lương là 3000 USD/tháng. Gia đình Công Phượng sẽ nhận được 10% số tiền cho mượn, tức 10.000 USD. Đây quả thực là những con số trong mơ với một cầu thủ Việt Nam.
Công Phượng từng được kỳ vọng rất nhiều khi sang Nhật Bản
Về phần mình, Công Phượng cũng tự hiểu đây là bước ngoặt rất lớn của cuộc đời: “Cách đây 2 tháng tôi đã sang Mito. Hôm nay chính thức về Mito là niềm hạnh phúc và là bước ngoặt trong sự nghiệp của tôi.”
Với Công Phượng, thay vì đặt niềm tin vào cầu thủ này trên sân cỏ Mito Hollyhock lại dùng anh như một phương tiện để quảng bá hình ảnh đội bóng. Gần nửa năm sau khi ký hợp đồng với tiền đạo xứ Nghệ, NHM Việt Nam vẫn chưa thấy Công Phượng ra sân cỏ thi đấu, mà thay vào đó là hình ảnh anh mặc vest làm đại sứ du lịch, hoặc giao lưu với NHM.
Sau rất nhiều tháng chờ đợi, đến ngày 7/5/2016, Công Phượng cũng được Mito Hollyhock cho ra sân ở phút thứ 87 trận hòa Giravanz Kitakyushu 1-1. Ở những lần sau đó, Công Phượng cũng thường xuyên được tung vào sân khi trận đấu đã được an bài.
Công Phượng từng cay đắng chia sẻ: “Hiện tại, tôi mới tập lại nên hơi khó để theo kịp đồng đội bởi cường độ tập luyện ở Nhật Bản rất cao. Các cầu thủ Mito rất thân thiện, có cảm giác lúc nào giữa họ cũng tồn tại một mối liên kết. Tôi thấy bản thân vẫn vô dụng. Việc không thể cố gắng thêm nữa và phải bỏ dở buổi tập thật sự khiến tôi thấy khó khăn”
“Sau nhiều vòng đấu không được ra sân nhưng không phải vì thế mà em đánh mất khát khao. Em đã luôn ý thức được rằng phải nỗ lực, quyết tâm hơn nữa.”
Sau thời gian dài ngồi dự bị và không thể hiện được bản thân ở Nhật Bản, tháng 11/2016, bắt đầu có những thông tin về tương lai Công Phượng, rằng cầu thủ này sẽ rời Mito để trở về V.League. Dù rất muốn ở lại nhưng cuối cùng tiền đạo sinh năm 1995 phải kết thúc giấc mơ tại đất nước mặt trời mọc để trở về khoác áo HAGL.
Đặng Văn Lâm sắp sang Nhật, để thi đấu ở một CLB hàng đầu J.League nên độ khó khăn sẽ còn cao hơn rất nhiều so với Công Phượng. Thủ thành của hãy chứng minh bản thân trên sân thay vì để Cerezo Osaka sử dụng như một phương tiện truyền thông giống Công Phượng.
Trải nghiệm của Công Phượng là hành trang quý báu với Văn Lâm
Người hâm mộ có quyền hy vọng vào thủ thành mang hai dòng máu Việt Nga bởi trong quá khứ anh từng khiến tất cả phải trầm trồ thán phục bởi quyết tâm của bản thân và cuối cùng nhận về quả ngọt. Hành trình sự nghiệp của anh như một bài học về nghị lực, khát vọng, đam mê không chỉ trong bóng đá mà cả trong cuộc sống.
Thủ thành Đặng Văn Lâm từng thất bại trong thời gian đầu khởi nghiệp khi không có được cơ hội tại Nga - quê hương của mẹ anh. Và anh cũng lận đận khi đến Việt Nam - quê hương của cha anh để tìm việc. Đến thời điểm hiện tại, anh không chỉ là thủ môn mà mọi đội bóng ở V.League muốn có mà còn là thủ thành số một trong khung gỗ của đội tuyển Việt Nam.
Không thể phủ nhận một sự thật rằng, Văn Lâm chính là cầu thủ Việt Nam xuất ngoại thi đấu thành công nhất lịch sử. Nếu Lê Công Vinh ra sân vừa phải trong màu áo Consadole Sapporo (J-League 2) thì những trường hợp còn lại như (Heerenveen SC, Hà Lan) hoặc Công Phượng (Mito Hollyhock FC), Tuấn Anh (Yokohama FC, đều J-League 2)...
Sang Nhật với Văn Lâm không phải là giấc mơ nhất thời, đó là thực tế mà thủ thành sinh năm 1993 muốn trải nghiệm, muốn vươn đến, muốn nâng tầm bóng đá Việt Nam. Nếu nhìn vào danh sách những đội bóng muốn có Văn Lâm ở thời điểm hiện tại thì việc Cerezo Osaka đặt niềm tin vào Văn Lâm là điều không quá khó hiểu.
Bình luận bài viết