Bạn muốn tắt quảng cáo?

1 đội bóng đá có bao nhiêu người?

Thứ Sáu, ngày 14/12/2018 - 16:59
5/5 của 1 đánh giá

Tìm hiểu kiến thức cơ bản về bóng đá. 1 đội bóng đá có bao nhiêu người. Ngoài các cầu thủ, một đội bóng còn có những bộ phận nào.

Một đội bóng không chỉ gồm có các cầu thủ mà còn gồm nhiều thành viên khác như ban huấn luyện, đội ngũ y bác sĩ, hậu cần… Vậy chính xác 1 đội bóng đá có bao nhiêu người.

Từ trước tới nay, khái niệm về một đội bóng chỉ bao gồm 11 cầu thủ là không thực sự chính xác. Đây chỉ số thành viên trong một đội bóng khi thi đấu trên sân. Thực tế, một đội bóng còn có nhiều người hơn nữa. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chính xác về số thành viên trong một đội bóng.

 

Ban lãnh đạo

Nói về một đội bóng, trước hết phải nói về ban lãnh đạo đội bóng. Những người nằm trong ban lãnh đạo đội bóng thường là Chủ tịch, phó chủ tịch, Thư ký và giám đốc phụ trách các lĩnh vực khác nhau như giám đốc phụ trách chuyên môn, giám đốc phụ trách truyền thông, giám đốc phụ trách tài chính…

Đây là những người có vai trò đặc biệt quan trọng, được ví như những người nắm giữ sinh mệnh của đội bóng cũng như tất cả các thành viên của đội.

Ban lãnh đạo đội bóng thường tồn tại với các câu lạc bộ bóng đá ở các tỉnh/thành phố/vùng miền. Còn với đội tuyển quốc gia, ban lãnh đạo đội bóng chính là những thành viên của liên đoàn bóng đá quốc gia đó.

Ban huấn luyện

Trong một đội bóng, ban huấn luyện là những người làm công tác chuyên môn, huấn luyện các cầu thủ. Bộ phận này bao gồm những thành viên như huấn luyện viên trưởng, các trợ lý huấn luyện viên, huấn luyện viên thủ môn, huấn luyện viên thể lực, giám đốc kỹ thuật…

Mỗi chuyên gia đảm nhận công việc riêng trong ban huấn luyện. Huấn luyện viên trưởng cùng các trợ lý của mình là những người đảm nhận công tác huấn luyện chính cho cầu thủ. Họ là những người vạch ra triết lý bóng đá, định hướng lối chơi cho toàn đội.

Huấn luyện viên thủ môn phụ trách chính là huấn luyện thủ môn bởi việc huấn luyện thủ môn đòi hỏi nhiều đặc thù riêng so với các cầu thủ khác.

Hay huấn luyện viên thể lực sẽ là người đưa ra các bài tập thể lực hàng ngày cho cầu thủ, giúp các cầu thủ tập luyện tốt nhất, đảm bảo sức khỏe tăng sức bền, sự dẻo dai khi thi đấu với cường độ cao và tránh chấn thương.

Giám đốc kỹ thuật là một vị trí mới trong huấn luyện bóng đá hiện đại. Đây là một vị trí đa năng đa nhiệm, vừa mang tính chất quản lý vừa mang tính chất làm chuyên môn. Theo đó, giám đốc kỹ thuật thường là người định hướng chuyên môn cho công tác đào tạo trẻ. Người này sẽ trực tiếp tìm kiếm, phát hiện cũng như sàng lọc và phát triển tài năng bóng đá cho các lứa đội tuyển kế cận. Ngoài ra, người đảm nhận vị trí này còn liên quan đến các vấn đề như văn hóa của đội bóng, công tác y tế, dinh dưỡng, công tác hậu cần phục vụ tập luyện…

Với những nhiệm vụ như vậy, thông thường Ban huấn luyện của một đội bóng sẽ có từ 5-6 người.

Đội ngũ y bác sĩ

Những y bác sĩ trong đội ngũ y tế bao giờ cũng là những người đóng góp thầm lặng nhất cho thành công của một đội bóng.

Các y bác sĩ không tham gia trực tiếp vào công tác huấn luyện nhưng luôn có mặt trong bất kỳ trường hợp nào cầu thủ cần. Đội ngũ này có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho tất cả các thành viên trong toàn đội. Bác sĩ điều trị chấn thương, massage thư giãn cho cầu thủ sau mỗi trận đấu, kiểm tra tình hình sức khỏe cầu thủ định kỳ… hay giải quyết bất cứ vấn đề gì về sức khỏe cho các thành viên đội bóng.

Trong một giải đấu mà không có thành viên nào bị chấn thương, không có cầu thủ nào không thể ra sân vì lý do sức khỏe, toàn đội đạt được 100% phong độ chính là thành công to lớn của đội ngũ y bác sĩ.

Cầu thủ

Cầu thủ chính là những thành viên quan trọng nhất, những người được chăm sóc đặc biệt nhất trong tập thể. Đội hình ra sân chính thức của bất kỳ đội bóng nào cũng chỉ cho phép 11 người. Nhưng thực tế số cầu thủ của một đội bóng là nhiều hơn con số 11.

Sơ đồ mô phỏng các vị trí trên sân của một đội bóng

Thông thường các câu lạc bộ bóng đá ở châu Âu hay bất cứ đâu cũng có quân số gấp đôi đội hình là 22 người. Các đội tuyển quốc gia tập trung chuẩn bị cho một giải đấu cũng tập hợp 23 cầu thủ.

Hơn 20 cầu thủ được huấn luyện viên lựa chọn cho nhiều vị trí khác nhau trong đội hình. Một đội bóng gồm các vị trí như sau:

Thủ môn

Đây là cầu thủ đặc biệt nhất trong đội hình của một đội bóng. Thủ môn đảm nhận nhiệm vụ ở vị trí khác biệt với các cầu thủ khác là trong khung gỗ. Đây là người duy nhất được phép chơi bóng bằng tay ở trên sân (trong khu vực cấm địa đội nhà). Mỗi đội bóng thường chuẩn bị cho mình 3 thủ môn, gồm một thủ môn chính là hai thủ môn dự bị.

Hậu vệ

Hậu vệ là những người chơi thấp nhất trong một đội bóng, có nhiệm vụ bảo vệ khung thành của thủ môn, ngăn cản đối phương ghi bàn.

Trong một đội bóng, hậu vệ được chia ra nhiều vị trí khác nhau như trung vệ hay hậu vệ biên. Trong đó, trung vệ là người chơi ở trung tâm hàng phòng ngự, án ngữ ngay trước khung thành của thủ môn. Một trung vệ phải đòi hỏi sự bình tĩnh và quyết đoán cao độ, người này có khả năng đọc tình huống tốt để hóa giải các pha lên bóng vào khu vực cấm địa đội nhà.

 

Hậu vệ biên sẽ chơi chếch sang hai hướng trái phải so với khung thành. Hậu vệ trái và phải đảm nhận nhiệm vụ ngăn cản các pha leo biên, chặn các đường tạt bóng của đối phương từ biên vào khu vực cấm địa. Ngoài nhiệm vụ hỗ trợ phòng ngự và tranh chấp bóng, các hậu vệ biên cũng thường xuyên phải lên công về thủ hỗ trợ đưa bóng lại tuyến trên để phản công.

Tiền vệ

Tiền vệ là những người chơi ở khu vực trung lộ, hoạt động ở trung tâm đội bóng có nhiệm vụ kiểm soát thế trận, kiểm soát nhịp độ trận đấu và tổ chức tấn công.

Vị trí này được ví như bộ não của một đội bóng bởi vai trò và nhiệm vụ tối quan trọng của các tiền vệ. Có thể chia ra các tiền vệ trung tâm (hay tiền vệ trụ), có thể có tiền vệ cánh, tiền vệ phòng ngự tùy thuộc vào các bố trí đội hình của huấn luyện viên.

Trong đó, tiền vệ trụ đảm nhận nhiệm vụ tổ chức tấn công, điều tiết nhịp độ trận đấu, vận hành lối chơi chiến thuật của toàn đội.

Tiền vệ phòng ngự có xu hướng thiên về đánh chặn và thu hồi bóng nhiều hơn. Tiền vệ phòng ngự có nhiệm vụ tham gia tranh chấp bóng, thu hồi và kiểm soát bóng để tiền vệ trụ tổ chức tấn công. Tiền vệ trung tâm và tiền vệ phòng ngự thường hoạt động như một cặp đôi hỗ trợ lẫn nhau, không thể tách rời ở khu trung lộ.

Tiền đạo

Đây là vị trí của những người chơi cao nhất trong đội hình một đội bóng, gần với khu vực cầu môn đối phương nhất. Nhiệm vụ tiền đạo là tấn công và săn bàn.

Trong đội hình, tiền đạo cũng có thể được chia ra các vị trí như tiền đạo cắm và hộ công. Trong đó, tiền đạo cắm là người chơi cao nhất trên hàng công. Những tiền đạo cắm thường có sự nhanh nhẹn, nhãn quan chiến thuật tốt cùng bản năng săn bàn như những sát thủ. Ngoài ra những cầu thủ chơi ở vị trí này cũng cần có khả năng tì đè, khả năng làm tường cho đồng đội tốt.

Trong khi đó, hộ công là những người chơi thấp hơn so với vị trí của tiền đạo cắm. Cầu thủ này làm nhiệm vụ kết nối giữa tuyến trên và tuyến giữa của đội bóng. Hộ công có thể tham gia kiến tạo và chuyền bóng như những tiền vệ nhưng cũng có thể phô diễn kỹ thuật cá nhân, tự mình ghi bàn như những tiền đạo cắm.

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT

Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Thêm tin tức
Bạn muốn tắt quảng cáo?