Bán kết cúp C1: Bayern, người Đức và đỉnh cao chiến thuật bóng đá đương đại
Một Barcelona với siêu sao , một trận tứ kết được đánh giá là cân bằng nhất ở vòng đấu này tại cúp C1 2019/20 rốt cuộc lại trở thành show diễn riêng cho Bayern, nơi họ hủy diệt đối thủ tới từ TBN một cách không thương tiếc.
, tỉ số đủ để nói lên sự áp đảo mà Hùm xám xứ Bavaria đã tạo ra. Nhiều cổ động viên dù có mơ mộng nhất cũng không thể nghĩ ra nổi kết quả ấy trước giờ bóng lăn. Bayern vào bán kết, đó không chỉ là thành công của riêng đội bóng này mà còn là chiến thắng dành cho người Đức – nơi đang có những chiến lược gia đại tài về tư duy chiến thuật.
Không khó để nhận ra, 2/4 CLB vào bán kết cúp C1 mùa giải năm nay đến từ Đức (Bayern và RB Leipzig) nhưng 3/4 HLV góp mặt ở vòng đấu này là người Đức. Đó là (PSG), là (RB Leipzig) và gần nhất là Hansi Flick (Bayern). Rạng sáng 16/8, có thể một người nói thành thạo tiếng Đức, đã làm việc 3 năm ở quốc gia này cũng sẽ có mặt tại bán kết, đó là .
PSG là đội bóng thích kiểm soát bóng dựa trên cự ly đội hình hợp lý, ngăn chặn đối thủ ở phần sân nhà
Cả 4 cái tên đó đều đang xây dựng cho đội bóng của mình lối chơi vô cùng sắc nét đồng thời thể hiện rõ tư duy chiến thuật bóng đá đương đại. Với PSG và Man City, họ là những CLB thích kiểm soát bóng và từ đó sẽ áp đảo đối phương nhờ sự cơ động từ tuyến giữa cũng như khả năng di chuyển linh hoạt trên hàng tấn công.
Với PSG, kể từ đầu giải, chỉ có duy nhất trận hòa 2-2 trước tại vòng bảng, họ kiểm soát bóng ít hơn đối phương với tỉ lệ 47% - 53%, còn lại, trong 8 cuộc so tài khác, họ đều chiếm ưu thế về khả năng cầm bóng. Man City thậm chí còn kinh khủng hơn. 8 trận đấu đã qua, họ luôn là đội kiểm soát bóng cao hơn đối thủ dù đó có là hiện tượng Atalanta hay đại gia Real Madrid thì thầy trò Pep Guardiola vẫn làm được điều đó.
Để có thể kiểm soát bóng nhiều trong các trận đấu, cách mà Tuchel cũng như Guardiola xây dựng chiến thuật là vô cùng quan trọng. Họ không nhất thiết phải pressing ngay từ phần sân đối phương nhưng luôn áp sát nhanh khi bóng vượt qua khu vực trung tuyến đồng thời thay đổi cấu trúc đội hình rất nhanh.
Đó cũng là cách mà Man City đang áp dụng và thi đấu vô cùng hiệu quả
Từ nhóm 2 người, để nhanh chóng đoạt lại bóng, con số ấy sẽ nâng lên thành 3 hoặc 5 vây quanh khu vực giữa sân hoặc lùi sâu về trong khu vực cấm địa. Trận đấu giữa Man City và Real là một ví dụ, The Citizens ra sân với sơ đồ 4-2-3-1 nhưng thực tế, Man xanh triển khai chiến thuật 4-4-2 hoặc 5-4-1 để nhanh chóng đoạt lại bóng nhất có thể. Từ 2 tiền vệ giữa sân là Gundogan và Rodri, con số ấy dần tăng lên khi De Bruyne lui về hỗ trợ trong khi 2 cánh với những Sterling hay Foden cũng bó vào trong để có thể cướp bóng.
Lối chơi ấy của PSG hay Man City khiến đối phương gần như bế tắc trong việc tìm đường vào khung thành. Rất khó để phối hợp trung lộ, cách duy nhất là đẩy ra cánh, nhưng đây là phương án không thực sự hiệu quả.
Đó là cách mà Pep hay Tuchel đã xây dựng, còn với Flick hay Nagelsmann, họ không cần nhất thiết đội bóng của mình phải kiểm soát bóng thật nhiều nhưng luôn chơi áp sát và tạo ra cường độ chơi bóng ở mức cao. Điều ấy được thể hiện trong việc gần như toàn bộ đội hình sẽ dâng lên, đặc biệt vai trò của 2 tiền vệ giữa sân là vô cùng quan trọng.
Bayern lại chơi dâng cao, áp sát ngay từ phần sân đối phương, cướp bóng rồi thực hiện tấn công với số lượng cầu thủ đông
Trong khi một người sẽ di chuyển để áp sát ngay từ phần sân đối thủ thì người còn lại có nhiệm vụ thu hồi và phân phối bóng. Đó là còn chưa kể, 2 hậu vệ cánh dâng cao còn 2 tiền vệ dạt biên liên tục bó vào trong nhằm tạo ra sức ép khiến đối phương lúng túng ngay từ sân nhà.
Chiến thắng của Bayern trước Barcelona là một ví dụ. Ngay khi bóng từ chân Ter Stegen phát đi, Goretzka, Perisic, Gnabry và có cả Muller nữa áp sát rất nhanh những cầu thủ bên phía Barcelona. Bàn thắng mà Perisic có được hay tình huống đối mặt của với Ter Stegen đến từ các tình huống cầu thủ Bayern tạo ra sức ép lên Barcelona trước khi lấy bóng và triển khai tình huống trong khoảng 1/3 sân.
Theo thống kê ở trận Bayern với Barcelona, Hùm xám có tới 152 đường chuyền ở khoảng 1/3 sân (Barcelona có 75 lần), 44 lần chuyền bóng trong khu vực vòng cấm của đối thủ (Barcelona có 12 lần). Trước đó, RB Leipzig cũng làm điều tương tự trước Atletico.
Leipzig từng ghi bàn vào lưới Atletico với 9 cầu thủ xuất hện bên phần sân đối phương
183 đường chuyền trong khoảng 1/3 sân so với 80 của đối thủ và 38 đường chuyền trong khu vực vòng cấm đối phương so với 19 từ Atletico. Minh chứng như vậ để thấy, cách chơi mà 2 CLB Đức đang sở hữu là dâng đội hình lên cao để áp sát thật nhanh, đoạt bóng và sau đó tấn công nhanh nhất có thể.
Dù chơi theo cách của Tuchel hoặc Pep hay Nagelsmann cùng với Flick thì hiệu quả tạo ra cũng là rất lớn bởi nó khiến cho đối thủ hoàn toàn gặp khó khăn trong việc luân chuyển bóng, từ đó dễ dẫn tới những sai lầm. Đó thực sự là đỉnh cao trong tư duy chiến thuật bóng đá hiện đại và những điều ấy tới từ các HLV hoặc là người Đức, hoặc có liên quan tới giải đấu ở quốc gia này.
Tấn công, áp đảo thế trận, pressing, đó là phong cách chơi đang khiến giới bóng đá vừa cảm thấy đã mắt vừa bóp ngạt đối thủ. Ngoài những cái tên kể trên, chúng ta vẫn còn đó Jurgen Klopp – người tạo ra cách chơi pressing tầm cao tại Liverpool, luôn áp sát dành bóng và chuyển trạng thái cực nhanh từ phòng ngự sang tấn công khiến đối thủ không kịp trở tay.
Tuấn Điền
RB Leipzig Paris Saint Germain FC Bayern Munich Manchester City
#có thể bạn quan tâm
- Xác định 4 cặp đấu ở tứ kết cúp Liên đoàn Anh: MU gặp "người tí hon", Man City dễ thở
- PSG khó chấp thuận yêu cầu của Messi sau khi vô địch World Cup 2022
- Đội hình dự kiến Man City đại chiến Liverpool: Chờ Salah và Haaland bùng nổ
- HLV Galtier mừng ra mặt vì cuộc cạnh tranh giữa Mbappe và Messi
- NÓNG: PSG và Messi đạt thỏa thuận gia hạn hợp đồng