Hé lộ điều đáng sợ đằng sau vụ án bán độ của Văn Quyến
Năm 2005, vụ bán độ của lứa Văn Quyến, Quốc Vượng tại SEA Games trên đất Philippines trở thành điểm đen trong lịch sử . Cay đắng hơn, lứa cầu thủ tài năng người Nghệ An như Văn Quyến, Quốc Vượng… đã phải trả giá rất đắt khi bị xử lý hình sự.
15 năm sau vụ động trời ấy, ông Nguyễn Lân Trung – cựu phó chủ tịch VFF chia sẻ những điều đằng sau vụ án đó. Ông nói: “Với tôi, vụ ở Bacolod là một sự đau xót. Chúng ta có thể làm khác đi. Nhận thức của những đứa trẻ chăn trâu ở nông thôn ra, bị những chuyện như thế thì chúng ta phải giáo dục. Đưa các em về con đường đúng bằng cách giáo dục, chứ không phải sự trừng trị”.
Ông Nguyễn Lân Trung tiết lộ câu chuyện bán độ của Văn Quyến
Ông nói thêm: “Nói về Bacolod thì tôi cũng có những cái tiếc. Nếu nói tiếc cho các em cầu thủ một, thì tôi tiếc cho bóng đá Việt Nam hai. Chúng ta có thể xử lý vụ việc này khác nếu nhìn vào bản chất của nó. Tôi có trao đổi rằng tại sao các con lại làm vậy? Chúng nó nói rất vô tư: “Bố ơi, bọn con cá nhưng cá thắng đó chứ. Đội Myanmar lực lượng của họ có gì đâu”.
Tôi bực, bảo chỉ dẫn có 1 quả thì quá nguy hiểm, nhưng chúng nó bảo: “Bọn con biết sức của họ mà. Nếu họ gỡ 1 quả thì chỉ 15 phút sau bọn con dồn lên sẽ được quả thứ 2”. Tư duy của các em hồn nhiên như vậy đó. Có sai không? Rất sai. Đạo đức về thể thao có sai không? Rất sai. Nhưng mà bản chất của nó là thế”.
Ông nói thêm: “Tôi nhớ không nhầm số tiền lấy được cũng chỉ khoảng 20 triệu đồng. Không đáng bao nhiêu cả. Nhưng khi về chúng ta xử lý không tốt, tôi cho rằng vấn đề đã bị hình sự hóa một cách thái quá. Phương pháp giáo dục như thế không đúng”.
Ông Nguyễn Lân Trung cũng rất bức xúc trước cách xử lý sai phạm đối với lứa cầu thủ này: “Bán độ có nhiều loại bán độ. Các cháu cá cược rằng sẽ thắng và chỉ thắng với tỉ số thế này thôi. Có sai không? Sai. Sai nặng không? Nặng. Nhưng xử lý như thế nào để sau đó chúng ta mất 10 năm luôn, bóng đá Việt Nam mất đi cả một thế hệ tài năng.
Nếu chúng ta xử lý phù hợp, giáo dục thì không mất 10 năm đó đâu. Đào tạo bóng đá không phải năm nào cũng có nhân tài mới, mà phải có lứa của nó. Cái lứa Nghệ An đó tôi tâm huyết với họ lắm. Tôi là người vào tận trường Trung học Hữu Nghị ở Nghệ An để làm những thủ tục tốt nghiệp phổ thông cho Văn Quyến, Công Vinh, Lâm Tấn, Như Thuật… Mình phải trao đổi với nhà trường khi các em vắng mặt một thời gian thì học bù, thi bù như thế nào để có điểm.
Tôi là người đã nói với VFF rằng ở chỗ các em tập trung thì phải có sách báo. Chúng tôi là những người đi mua báo hàng ngày, bắt các em đọc. Giáo dục của mình với các em nó phải như thế.
Vụ án bán độ chấn động bóng đá Việt Nam
Với tôi, vụ ở Bacolod là một sự đau xót. Chúng ta có thể làm khác đi. Vẫn là giáo dục các em, nhưng phải hiểu được bản chất, hiểu được sự đang lớn lên của các em, để giúp chúng đứng dậy ngay từ chỗ ngã, đóng góp cho sự nghiệp bóng đá nước nhà”.
Một chi tiết được ông Nguyễn Lân Trung hé lộ: “Nhắc đến vụ Bacolod gợi lại trong tôi về việc ứng xử sao cho vừa răn đe, giáo dục vừa giữ được sự phát triển. Một tài năng bẩm sinh như thế không có nhiều. Nhận thức của những đứa trẻ chăn trâu ở nông thôn ra, bị những chuyện như thế thì chúng ta phải giáo dục. Đưa các em về con đường đúng bằng cách giáo dục, chứ không phải sự trừng trị”.
Việt Nam
#có thể bạn quan tâm
- Vì sao tuyển Việt Nam đi ngược lại xu hướng ở AFF Cup 2022?
- Đá 30 phút cho ĐT Việt Nam, vì sao Quang Hải lại quá tải?
- Bạn bè Thái Lan cảm ơn Việt Nam vì… được 'xem ké' AFF Cup 2022
- Công Phượng: Chân đá phạt góc mới nổi của HAGL và ĐT Việt Nam
- Bốc thăm VCK Asian Cup 2023: Việt Nam nhóm hạt giống 2, nguy cơ xuống 3