MU: đội bóng hai mặt
Sẽ thật khó tin khi đội bóng đang dẫn đầu bảng đấu tử thần của Champions League lại đang chỉ xếp thứ 15 của Premier League, nhưng đó là sự thật. Có điều, hai màn trình diễn đó quá khác biệt để chúng ta tưởng nhầm như đó là hai đội bóng. Có điểm gì giống và khác nhau giữa hai đội bóng đó, dù họ cùng mang đúng một tên gọi ?
MU ở Premier League là một đội bóng đang vật lộn với từng vòng đấu. Tất nhiên vẫn còn quá sớm để nói về một mùa giải thảm họa - mùa giải mà họ đặt mục tiêu là cạnh tranh chức vô địch của giải đấu - nhưng sự thực MU đang trình diễn một bộ mặt khó có thể hy vọng.
Trận thua tan tác trước không phải là một tai nạn. Đó là trận đấu mà MU đã vỡ vụn trước sự áp đảo của đoàn quân được dẫn dắt bởi Mourinho. Không cần đến chiếc thẻ đỏ của Martial thì MU đã bị lật cờ từ phút thứ 7 rồi, số bàn thắng sau đó chỉ đơn giản là những con số.
Họ thua ngay trong ngày khai mạc mùa giải, trong một trận đấu rất quen thuộc với hình ảnh của họ trong hai năm trở lại đây: tấn công bế tắc và rồi để thua vì những tình huống sai lầm của hàng thủ.
Một chiến thắng đầy may mắn trước Brighton bằng quả penalty ở tận phút thứ 99. Và chiến thắng ấn tượng duy nhất là khi đội chủ nhà đã chơi thứ bóng đá ngây thơ trước bầy quỷ. Còn trận đấu gần nhất với Chelsea thì quá tệ để đánh giá, khi cả hai gần như không biết làm gì khi có quả bóng ở trong chân.
Lampard sau 1 chuỗi trận toàn thua trước MU năm ngoái đã lần đầu tiên chỉ đạo các học trò chơi phòng ngự khi hành quân tới Old Trafford. Và thực ra thì Chelsea đã bỏ lỡ nhiều cơ hội rõ ràng hơn để kết thúc trận đấu này. Như vậy, sau năm trận, hai thắng, một hòa và 2 thua, MU đang đứng thứ 15 ở Premier League.
Nhưng có một điểm chung trong những trận đấu đó là MU thực sự gặp khó khăn với những đội bóng chơi phòng ngự phản công. Nên nhớ, Tottenham của Mourinho cũng là một đội bóng như thế.
Còn hai trận đấu tại Champions League thì là một hình ảnh khác của MU. Họ thắng PSG trên sân khách và vùi dập về mặt tỷ số dù để đối thủ cầm bóng nhiều gấp rưỡi mình, ngay tại Old Trafford.
Vậy là đã rõ, MU thích những đội bóng tấn công mình một cách chủ động. Và khác với Chelsea hay Tottenham, những đội bóng ở Châu Âu sẽ không dè chừng MU như đúng ra họ nên thế, và đó là cơ hội của bầy quỷ.
Kết quả tốt ở Champions League đến từ việc các đối thủ có phần không quen thuộc với hình ảnh MU chơi nhún nhường trước họ. Với những hảo thủ như Pogba, Bruno Fernandez hay những chân chạy như Martial, và , MU sẽ rất thích trừng phạt những đối thủ bằng những đường phản công chớp nhoáng.
Đây không phải là điều quá mới mẻ gắn với MU khoảng 2 năm trở lại đây, chỉ là khi đá ở vòng bảng Champions League, các đối thủ dường như đã chủ quan để cho bầy quỷ được thi triển sở trường của mình hơi nhiều.
So với những đối thủ ở Champions League, những đối thủ ở Premier League đã quen thuộc với hình ảnh của MU hơn nhiều. Không chỉ các đội bóng nhỏ luôn chọn lối chơi khó chịu trước MU, những đối thủ như Chelsea hay Tottenham cũng đã bắt bài đội bóng này, chính vì thế MU luôn gặp vấn đề trong triển khai lối chơi.
Điểm yếu của MU đã được nhìn nhận khá rõ, cặp trung vệ thất thường, hai hậu vệ biên thiếu sức cơ động, thiếu một tiền đạo cắm có thể gây áp lực trong vòng cấm và thiếu một tiền vệ kiến thiết lùi sâu đúng nghĩa, mẫu cầu thủ đang là bắt buộc trong bóng đá hiện đại.
Chính điều này khiến cho MU luôn rơi vào thế khó khi đối mặt với những hàng thủ lùi sâu, họ thiếu những hậu vệ cánh có khả năng tấn công tốt và mở rộng không gian chơi bóng của mình. Ngược lại, những mẫu cầu thủ tấn công dựa nhiều vào tốc độ đang sở hữu đem đến nhiều lợi thế khi họ chơi thứ bóng đá phản công.
MU đang lộ rõ là một đội bóng thiếu ý tưởng, thiếu khả năng áp đặt khi cần thiết và đấy chính là vấn đề của Solskjaer. Thỉnh thoảng, họ có những trận đấu ấn tượng nhưng lại mang dấu ấn cá nhân rất lớn từ sự thăng hoa của những ngôi sao, thứ không bao giờ đủ tin cậy.
MU sẽ được ca ngợi sau chiến thắng thứ hai liên tiếp ở Champions League, nhưng sẽ sớm bị dìm xuống đáy nếu lại mất điểm vào cuối tuần này. Có một sự thật là họ có nhiều ngôi sao nhưng đang thiếu sự kết nối. Tính tổ chức trong lối chơi vẫn sẽ là dấu hỏi lớn.
MU trong 4 trận đấu liên tiếp vừa qua đã trình diễn 4 sơ đồ khác nhau với nhân sự cũng không thay đổi nhiều, điều đó cũng nói lên bản thân Solskjaer đang loay hoay trong kế hoạch của mình. Dấu ấn chiến thuật vẫn là cái gì đó xa lạ với Solskjaer dù ông đã có 2 năm dẫn dắt MU.
Có một điều thú vị trong 2 năm đó, cứ khi nào được kỳ vọng thì MU lại gây thất vọng còn cứ khi nào đang bị nghi ngờ thì đội bóng của ông lại tạo nên những điều bất ngờ ấn tượng. Sự phập phù đó khiến cho MU dù vẫn là một đối thủ đáng gờm, với lực lượng thực tế là rất mạnh nhưng vẫn không đi được đến đâu trong những hành trình chinh phục của mình.
Một đội bóng thường xuyên đi từ thái cực này sang thái cực kia của sự kỳ vọng như thế có thể đem đến nhiều cảm xúc, nhưng chắc chắn đó không phải là một đội bóng có thể vô địch. Đừng vì một chiến thắng hoành tráng mà tưởng rằng MU đã lột xác, không có người khổng lồ nào có thể đứng vững trên đôi chân đất sét như vậy đâu, nhất là khi người khổng lồ đó có hai bộ mặt hoàn toàn khác biệt.
Long Win
Manchester United
#có thể bạn quan tâm
- Xác định 4 cặp đấu ở tứ kết cúp Liên đoàn Anh: MU gặp "người tí hon", Man City dễ thở
- MU chịu tổn thất lớn sau trận thắng Burnley
- Tân binh MU gọi điện “cầu xin” Ten Hag hành động, không muốn tới Arsenal
- VIDEO: Siêu phẩm của Rashford đưa MU tiến vào tứ kết cúp liên đoàn
- MU sẵn sàng chiêu mộ Martinez thế chỗ De Gea?