Bạn muốn tắt quảng cáo?

Top 10 sân vận động bóng đá lớn nhất thế giới hiện nay

Thứ Hai, ngày 17/12/2018 - 15:55
5/5 của 1 đánh giá

Tổng hợp danh sách 10 sân vận động bóng đá lớn nhất thế giới. Đây là những sân vận động với sức chứa khổng lồ kết hợp với nhiều tiện nghi hiện đại nhất hành tinh.

Sân vận động không chỉ là nơi tổ chức các trận đấu, nơi để cổ động viên chứng kiến tài  năng của các cầu thủ. Đó còn là một địa điểm văn hóa nơi phục vụ cho tình yêu bóng đá của cổ động viên và là hình ảnh đại diện cho đội bóng, một nền bóng đá.

Tổng hợp danh sách 10 sân vận động bóng đá lớn nhất thế giới hiện nay.

10. Borg El Arab – Ai Cập

Sân vận động Borg El Arab tòa lạc gần đường cao tốc sa mạc Cairo – Alexandria. Sân vận động cách Sân bay Borg El Arab chỉ 10km và cách trung tâm thành phố Alexandria 15 km., cách thủ đô Cairo tới 226km.

Sân Borg El Arab được xây dựng trên diện tích khoảng 12.000m2, có sức chứa 86.000 chỗ ngồi là sân vận động lớn thứ 2 châu Phi, xếp thứ 9 trong số các sân vận động bóng đá lớn nhất thế giới.

Sân vận động này được thiết kế với nhiều tổ hợp tiện ích hiện đại. Bên cạnh sân chính còn có 2 sân phụ, mỗi sân có thể chứa 2000 khán giả, với 2 phòng thay đồ.

Bên trong sân có 8 thang máy phục vụ cơ quan báo chí tác nghiệp và người khuyết tật. Tòa nhà này có cả tủ phục vụ cho các đài truyền hình. Có tới 39 lối vào riêng cho trường hợp khẩn cấp, xe cứu thương, 337 phòng tắm được phân loại nhà phòng tắm cho phụ nữ và phòng tắm cho người khuyết tật.

Ở trong khuôn viên sân vận động có một khách sạn có sức chứa 200 khách có máy lạnh và có hồ bơi, phòng tập thể dục và một đại lý bách hóa tiện ích. Bãi bãi đậu xe của sân có thể xếp đủ chỗ cho 5000 xe hơi và 200 xe buýt.

9. Sân vận động Bukit Jalil – Malaysia

Ở Đông Nam Á, Bukit Jalil được mệnh danh là thánh địa, bất kỳ đội bóng nào đến làm khách đều phải dè chừng. Sân vận động quốc gia Bukit Jalil nằm trong khu liên hợp thể thao quốc gia tại Bukit Jalil, miền nam thủ đô Kuala Lumpur.

Sân này có sức chứa 87.411 chỗ ngồi, là sân vận động lớn thứ hai ở châu Á. Malaysia khởi công xây dựng Bukit Jalil từ tháng 1/1995 đến tháng 9/1996 thì hoàn thành. Mức chi phí xây dựng ước tính khoảng 800 triệu RM (đơn vị tiền tệ Malaysia). Đến năm 1998, sân được sửa chữa và nâng cấp nhằm phục vụ đăng cai Đại hội thể thao Thịnh vượng chung.

Bên cạnh các hoạt động thể thao, Bukit Jalil còn tổ chức nhiều sự kiện lớn khác trong đó có show diễn Disney trên băng hàng năm.

8. Gelora Bung Karno – Indonesia

Sân vận động Gelora Bung Karno (tên gọi khác là sân Istora hay Gelora Senayan) là sân vận động đa chức năng nằm trong khu liên hợp thể thao Bung Karno tại thủ đô Jakarta, Indonesia.

Trước đây sân vận động này có tên là Sukarno, vị tổng thống đầu tiên của Indonesia. Sân vận động này được xây dựng từ năm 1962 với sức chứa 110.000 chỗ ngồi. Qua hai lần tu sửa, quy mô của sân vận động đã được thu hẹp lại. Lần tu sửa đầu tiên vào năm 2006 để chuẩn bị cho AFC Asian Cup 2007, sân Bung Karno còn 88.083 chỗ ngồi và lần thứ hai được tân trang vào giai đoạn 2016–2017 sân còn 77.193 chỗ ngồi.

Sức chứa hiện tại của sân vận động Bung Karno là 88.083 chỗ ngồi, là sân vận động bóng đá lớn thứ 8 ở châu Á và lớn thứ 7 trên thế giới.

Sân vận động này đã đăng cai nhiều sự kiện thể thao lớn của đất nước Indonesia và quốc tế. Đó là là tổ chức trận chung kết Asian Cup 2007,  Đại hội thể thao châu Á 1962 và 2018,  giải vô địch điền kinh châu Á năm 1985 (1995, 1995 và 2000), Đại hội Thể thao Đông Nam Á (1979, 1987, 1997, và 2011)…
Đặc biệt, sân vận động này còn thường được các CLB bóng đá lớn ở châu Âu như Chelsea, Manchester United… chọn làm nơi tổ chức các tour du đấu châu Á.

7. Sân vận động Wembley – Anh

Sân vận động Wembley ở thủ đô London, nước Anh là sân nhà của đội tuyển Tam sư và CLB Tottenham Hotspur.

Sân Wembley được xây dựng lại từ năm 2002 trên cơ sở sân Wembley cũ với một mức kinh phí khổng tưởng 757 triệu bảng Anh, tương đương với 1,2 tỷ USD. (Hàn Quốc năm 2002 chỉ mất 1,6 tỷ USD tổng kinh phí xây dựng 8 sân vận động mới để phục vụ World Cup).

Quá trình xây mới mất nhiều thời gian, tới tận tháng 7/2007, sân Wembley mới mới được đưa vào sử dụng.

Về sức chứa, sân Wembley mới không thay đổi nhiều vẫn giữ nguyên khoảng 90.000 chỗ ngồi và là sân vận động bóng đá lớn thứ hai thế giới.

Dù đã được xây mới lại nhưng không thể phủ nhận sân Wembley là một phần lịch sử của rất nhiều đội bóng lớn nước Anh. Nơi đây từng diễn ra nhiều trận cầu đỉnh cao của bóng đá thế giới như trận Chung Kết World Cup 1966, các trận đấu của UEFA Champions League hay FA Cup…Ngoài ra, đây còn là nơi tổ chức hòa nhạc của các nghệ sĩ nổi tiếng hàng đầu thế giới

6. The Rose Bowl – Mỹ

The Rose Bowl sân vận động nổi tiếng nằm ở California. Đây là nơi từng tổ chức hai kỳ thế vận hội 1932 và 1984, cùng với đó là World Cup 1994.

Sân vận động này có sức chứa hiện tại là 92.542 chỗ ngồi. Tuy nhiên, người dân Mỹ không mặn mà với môn bóng đá nên sân vận động này được chuyển thành sân thi đấu bóng bầu dục.

5. Sân vận động Soccer City – Nam Phi

Sân Soccer City tên gọi cũ là FNB nằm ở khu Soweto, thành phố Johannesburg, Nam Phi. Sân vận đồng này được xây dựng từ năm 1989 và đến năm 2008 được sửa chữa nâng cấp để đăng cai vòng chung kết FIFA World Cup 2010. Sức chứa hiện tại của sân là 94.736 chỗ ngồi và là sân vận động lớn nhất châu Phi.

Năm đó, sân Soccer City là nơi diễn ra lễ khai mạc, bế mạc, diễn ra trận chung kết giữa Tây Ban Nha và Hà Lan để rồi chứng kiến Tây Ban Nha là đội bóng châu Âu đầu tiên giành cúp vàng thế giới bên ngoài châu lục.

Hiện nay, Liên đoàn bóng đá Nam Phi đã bố trí lại sân Soccer City và trở thành sân nhà của CLB Kaizer Chiefs.

4. Sân Azadi – Iran

Sân vận động Azadi còn có tên gọi khác là Aryamehr nằm ở phía Tây thủ đô Tehran, gần huyện Ekbatan.

Sân Azadi được khánh thành ngày 18/10/1971 trên diện tích 450ha nhằm đăng cai Đại hội Thể thao châu Á lần thứ 7 năm 1974. Sân vận động được thiết kế hiện đại bậc nhất thời điểm đó.

Sân Azadi được bao quanh bởi một dòng sông. Các tổ hợp xung quanh gồm các sân tập huấn bóng đá, khu tập cử tạ, các thiết bị bơi lội và sân bóng chuyền trong nhà… Có hai lối vào sân vận động. Phía Tây lối vào nằm trên đường Ferdous và lối vào phía Đông nằm trên phố Farhangan.

Ban đầu, sân vận động có sức chứa tối đa 120. 000 người nhưng sau đó đã giảm xuống còn 84.000 người và năm 2003. Sức chứa hiện nay của sân Azadi 95.225 chỗ ngồi.

Trang thể thao goal.com nhận định sân vận động Azadi được đánh giá là đáng sợ nhất ở châu Á bởi mức độ tiếng ồn mà số lượng cổ động viên trên khán đài tạo ra gây áp lực kinh khủng cho các cầu thủ dưới sân.

Sân vận động này từng tổ chức nhiều trận đấu quan trọng như Asiad 1974, vòng loại World Cup 2006, AFC Champions League 2008

3. Sân Estadio Azteca – Mexico

Sân Estadio Azteca được khởi công xây dựng 1961 và đưa vào hoạt động từ 29/5/1966. Ở trận đấu đầu tiên giữa hai CLB America và Torino F.C, sân Azteca đã đón tới 107,494 người.

Sân Azteca hiện nay có sức chứa 95.500 chỗ ngồi.

Đây chính là sân vận động chứng kiến “Bàn tay của Chúa” của Diego Maradona ở tứ kết World Cup 1986 giữa Anh và Argentina

Đây cũng là nơi tổ chức hai trận chung kết World Cup trong lịch sử vào năm 170 và 1986. Ngoài ra thế vận hội mùa hè 1970, Cúp Vàng CONCACAF 1993, Cúp Liên đoàn các châu lục 1999, Cúp Vàng CONCACAF 2003… cũng được tổ chức trên sân vận động này.

2. Sân Camp Nou – Tây Ban Nha

Sân nhà của gã khổng lồ xứ Catalan Barcelona là một trong số những sân vận động lớn nhất thế giới. Sân Camp Nou nằm ở thành phố Barcelona, Catalonia, Tây Ban Nha.

Ngày 24/9/1957 khánh thành sân Nou Estadi del Futbol Club Barcelona (Sân mới của Câu lạc bộ bóng đá Barcelona), hay Camp Nou ngày nay. Ở thời điểm mới xây dựng xong, sân có sức chứa là 93.053 chỗ ngồi (dự kiến ban đầu là khoảng 140.000 chỗ ngồi.

Trong lịch sử gần 60 năm, sân Camp Nou từng có thời điểm được mở rộng với sức chứa tới hơn 120.000 chỗ ngồi. Qua nhiều lần sửa sang nâng cấp, sức chứa hiện tại của Camp Nou là 99.354 chỗ người. Camp Nou cùng với Bernabeu của Real Madrid là hai sân động lớn nhất châu Âu. Cam Nou xếp thứ hai trong danh sách những sân vận động bóng đá lớn nhất thế giới.

Bên trong Camp Nou là nhiều tổ hợp tiện ích hiện đại khác như khi phòng tắm và massage cho cầu thủ, nhà hàng sang trọng cho cổ động viên đến sân và đặc biệt là bảo tàng trưng bày thành tích của đội bóng. Sân nhà của Barcelona giờ đây không chỉ là nơi tổ chức các trận cầu hấp dẫn mà còn là một điểm hấp dẫn khách du lịch nước ngoài.

Mới đây, ban lãnh đạo đội bóng đã phê duyệt kế hoạch trị giá tới 600 triệu euro để nâng cấp sân vận động này lên 105.000 cùng hàng loạt tiện ích hiện đại khác. Dự kiến công cuộc tân trang Camp Nou sẽ hoàn tất vào đầu mùa giải 2020/2021.

  1. Sân Rungrado May Day – Triều Tiên

Nhiều người không khỏi bất ngờ khi biết rằng sân vận động bóng đá lớn nhất thế giới không nằm ở châu Âu mà lại ở một quốc gia khác ở châu Á.

Đó là sân vận động Rungrado May Day Hay sân mùng 1 tháng 5 tại Triều Tiên. Sân vận động bóng đá lớn nhất nhất thế giới này có sức chứa 150.000 chỗ ngồi.

Sân May Day tọa lạc ngay trung tâm thủ đô Bình Nhưỡng và là công trình mà người dân Triều Tiên rất mực tự hào.

Triều Tiên đặt tên cho sân vận động này từ tên hòn đảo Rungrado trên sông Taedong. Sân vận động này hoàn thành vào ngày 1/5/1989, do vậy sân được đặt tên là May Day Rungrado.

Đây là nơi tổ chức các buổi biểu diễn, diễu hành hay các sự kiện trọng đại của đất nước Triều Tiên

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT

Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Thêm tin tức
Bạn muốn tắt quảng cáo?