Bạn muốn tắt quảng cáo?

V-League 2020: Đã đến lúc trở lại với vòng quay bóng đá

Thứ Ba, ngày 21/04/2020 - 15:20
5/5 của 1 đánh giá
Việc VPF( Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam) sốt sắng đưa V League trở lại vào đầu tháng 5 đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía các CLB. Cũng phải thôi, chính các CLB cũng không thể chết lâm sàng mãi được.

Một trận đấu bóng đá, giờ đây không chỉ là bóng đá. Nói như vậy, không phải là hạ thấp ý nghĩa thể thao đơn thuần đẹp đẽ của bóng đá, mà là nhìn thẳng vào sự thật: bóng đá bây giờ có nhiều ý nghĩa hơn thế. 

Tạm bỏ qua ý nghĩa xã hội, ý nghĩa tinh thần, bóng đá thời chuyên nghiệp còn là miếng cơm manh áo của nhiều người. Nói như vậy để hiểu cho đúng, các cầu thủ hay chính những người làm bóng đá cũng như những người lao động bình thường khác mà thôi. Giãn cách xã hội là việc mà không ai muốn. Chẳng qua, bắt buộc phải làm vì sức khỏe cộng đồng, vì tính mạng bản thân thì chính phủ mới quy định giãn cách là bắt buộc. Chứ khi xã hội giãn cách, không biết bao nhiêu người mất việc làm, nguồn thu nhập và rơi vào cảnh túng quẫn. Bóng đá cũng vậy.

>> Xem thêm: Bình luận cập nhật

Có thể cầu thủ bây giờ có thu nhập tốt, cao hơn mặt bằng xã hội, nhưng không có nghĩa là họ không bị ảnh hưởng. Thêm vào đó, trong một guồng máy, ngoài những ngôi sao là các cầu thủ còn có hàng trăm, hàng nghìn người khác thuộc các thành phần phục vụ cũng chỉ là những người lao động bình thường và hoàn toàn phụ thuộc vào những trận đấu bóng. Những người lao động này sẽ sống thế nào khi các trận đấu không thể diễn ra ?

Bóng đá Việt Nam đã hoãn khá lâu vì Covid-19

Cho đến lúc này, mới chỉ có vài CLB của bóng đá Việt Nam thông báo về việc giảm lương cầu thủ để chia sẻ khó khăn về tài chính. Nhưng chúng ta đều hiểu, những khó khăn đó đến với tất cả các đội bóng. Những đội bóng nhỏ, tài trợ eo hẹp thì rõ là rõ rồi, còn đội bóng như Thanh Hóa, cũng là thuộc tỉnh lớn nhưng mùa này chưa có nhà tài trợ nào thì tránh làm sao được cảnh túng quẫn khi phải nuôi quân cả tháng trời mà không có nguồn thu nào. Ngay cả các đội bóng giàu có như Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh cũng vậy thôi. Tiền của các ông chủ đâu cứ nuôi không cả bộ máy to đùng như vậy được. 

Nên nhớ, khi một trận đấu diễn ra, nó là tiền bạc. Ngoài tiền vé, tiền sân nước, tiền bản quyền truyền hình, tiền của VPF còn tiền quảng cáo cùng những bản hợp đồng với các đối tác khác nhau. Khoản thu này với các CLB Việt Nam hiện chưa phải là chủ yếu nhưng chắc chắn không nhỏ. Vì thế, khi những trận đấu không diễn ra, nguồn thu bị đình trệ, các CLB chắc chắn sẽ rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Nói gì thì nói, các CLB bây giờ cũng đều hoạt động như các doanh nghiệp cả rồi, không "sản xuất" được, lấy đâu ra tính thanh khoản mà tồn tại. Chính vì vậy, họ cũng cần phải được tiếp sức. 

Ngay chính VPF, nhà tổ chức giải đấu cũng không có gì khác một doanh nghiệp. Họ làm bóng đá vì đam mê, yêu thích chứ không phải chỉ cho vui. Đó là một hoạt động kinh tế, có thu và chi đàng hoàng. Nếu giải đấu bị ngưng trệ, họ cũng gặp phải những rắc rối như chính các CLB và hoàn toàn có nguy cơ phá sản.

Và người hâm mộ đang chờ V-League 2020 trở lại

Trách nhiệm của một ông chủ, người điều hành các CLB, giải đấu bây giờ là nuôi sống cả bộ máy phụ thuộc vào mình. Đó chính là đóng góp của bóng đá cho cuộc sống của không ít gia đình trong xã hội và cũng là trách nhiệm của họ. Chính vì thế, hơn ai hết họ cần những trận đấu, những giải đấu.

Tất nhiên, việc đưa các trận đấu trở lại ở đâu, khi nào còn phụ thuộc vào tình hình chung của toàn xã hội. Sẽ không có chuyện các cầu thủ ra sân đá bóng khi mà dịch vẫn bùng phát khắp nơi gây nguy hại cho cộng đồng. Bản thân các cầu thủ, nhà tổ chức cũng cần thời gian chuẩn bị mới có thể kéo được cỗ máy đang ngừng trệ này hoạt động trở lại. Nhưng dù sao thì, nó cũng cần trở lại, ngay khi có thể.

Long Win

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT

Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Thêm tin tức
Bạn muốn tắt quảng cáo?