Bạn muốn tắt quảng cáo?

Xác định thời điểm Đình Trọng trở lại sân cỏ

Thứ Năm, ngày 03/09/2020 - 14:13
3.1/5 của 23 đánh giá
Trung vệ Trần Đình Trọng đã trải qua ca phẫu thuật đầu gối lần thứ 3 hồi đầu tháng 8 vừa qua. Theo một chuyên gia về ngành vật lý trị liệu cầu thủ sinh năm 1997 cần 3 tháng để có thể trở lại sân cỏ.

Nói về chấn thương sụn chêm đầu gối của trung vệ Trần Đình Trọng dẫn đến phải phẫu thuật hồi đầu tháng 8, một chuyên gia về ngành vật lý trị liệu tại Khánh Hòa nói: “Tôi cho rằng khoảng 2 tháng rưỡi đến 3 tháng nữa, Đình Trọng có thể trở lại. Sụn là nơi hồi phục khá nhanh”.

Chuyên gia này khuyến cáo: “Tuy nhiên, chấn thương này hẳn nhiên sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến Đình Trọng, nhất là khi anh buộc phải hoạt động với cường đội cao trong thời gian dài. Điển hình có thể sẽ gây tràn dịch khớp gối.

Đình Trọng sẽ trở lại sau 3 tháng nữa

Đình Trọng cần có biện pháp để hỗ trợ trong quá trình thi đấu. Anh nên sử dụng đá để chườm sau khi thi đấu với cường độ cao cùng với đó là phương pháp mát xa và được kiểm tra đầu gối thường xuyên. Bên cạnh đó, Đình Trọng nên nghỉ ngơi từ 2-3 ngày để dịch gối tiêu hao dần trong khoản thời gian ấy. Tất nhiên tùy từng vị trí mà việc chịu sự quá tải và tổn thương của các cầu thủ sẽ khác nhau. Một cầu thủ chạy biên khi phải chạy liên tục thì hẳn nhiên đầu gối sẽ bị tràn dịch nhanh hơn bình thường so với các vị trí ít phải di chuyển với tần suất lớn trong một trận đấu”.

Cũng nhìn từ việc Đình Trọng phải phẫu thuật 2 lần chỉ vì 1 chấn thương, chuyên gia này cũng khuyến cáo công tác kiểm tra chấn thương của đội ngũ bác sỹ. Anh nói: “Đứt dây chằng chéo trước là chấn thương ám ảnh với nhiều cầu thủ chuyên nghiệp, không chỉ riêng Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Do đó, từ quá trình phẫu thuật cho đến khi trở lại được sân cỏ chơi bóng bình thường, một cầu thủ phải trải qua một thời gian dài lên đến 8-10 tháng, với mức độ từ thấp đến cao.

Một cầu thủ phục hồi hoàn toàn chấn thương dây chằng thì phẫu thuật chỉ quyết định 50%. 50% còn lại thuộc về vật lý trị liệu. Sau phẫu thuật, cầu thủ cũng phải trải qua quá trình vật lý triệu liệu này trong một thời gian dài, từ thấp đến cao. Sau khi hoàn tất quá trình vật lý trị liệu, cầu thủ quay trở lại chuẩn bị tập luyện và thi đấu với đội thì cũng cần đi từ thấp đến cao. Ví dụ, cầu thủ phải tập với bóng một mình, không đối kháng. Rồi khi tập đối kháng thì cũng bắt đầu từ việc mặc áo bib khác màu để tránh va chạm trước khi mặc áo bib cùng màu với các đồng đội. Rồi trong các trận thực tế, cầu thủ dần dần được đưa vào sân với các khoảng thời gian ngắn trước…”.

Đình Trọng sẽ tiếp tục tập hồi phục tại Trung tâm PVF

Chuyên gia này cũng đưa ra một số bài test có thể thực hiện được một cách dễ dàng nhằm xác định tình hình phục hồi chấn thương của các cầu thủ ở mức độ nào. “Ngoài việc đo vòng đùi so sánh giữa hai chân, các bác sỹ có thể chụp x-quang để so sánh khe khớp giữa chân lành và chân đau để xem có sự cân bằng hay không. Bên cạnh đó, tôi nghĩ đội ngũ y tế của các CLB có thể tiến hành phương pháp đơn giản mà hiệu quả là kiểm tra liên tục các cầu thủ trong giai đoạn từ 3-6 tháng, với các thông số liên quan đến chạy tốc độ, sức bật, vòng đùi…

Để rồi sau khi cầu thủ này hồi phục sau chấn thương, chúng ta có thể kiểm tra từ những tiêu chí kể trên. Nếu các thông số tương đồng vói thời điểm kiểm tra gần nhất lúc còn sung sức thì cũng có nghĩa cầu thủ này đáp ứng được tiêu chí để thi đấu trở lại. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể kiểm tra kỹ càng hơn bằng việc chụp phim MRI xem dây chằng, sụn chêm… lúc đó ở mức độ nào”.

Nhật Anh

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT

Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?

Soi kèo Bóng đá Việt Nam

Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Thêm tin tức
Bạn muốn tắt quảng cáo?