Từ chấn thương của Đình Trọng đến khoảng trống ở ĐT Việt Nam
Trước năm 2019, từng là “quái vật” với 60 trận chơi cho từ đến trong 3 mùa V.League gần nhất. Đấy là chưa kể, Đình Trọng là 1 trong 8 hậu vệ chơi trên 2.000 phút trên nhiều đấu trường cho U23 Việt Nam và ĐTQG dưới thời ông . Rõ ràng, trung vệ 23 tuổi không phải là người có một tiền sử chấn thương dày đặc. Nhưng trong vòng 1 năm gần đây, Đình Trọng phải lên bàn mổ tới 3 lần với tổng số thời gian vắng mặt khoảng hơn 1 năm rưỡi.
Đình Trọng mất đi điều gì? Nếu không phải vì dịch Covid-19, anh chắc chắn đã mất đi chiến dịch bảo vệ ngôi vô địch AFF Cup cũng như các trận đấu tầm cỡ quốc tế của vòng loại World Cup. Và cũng không cần đến những chữ nếu, Đình Trọng đã không thể góp mặt khi U22 Việt Nam giành huy chương vàng SEA Games lịch sử. Đấy là chưa kể ở cấp CLB, anh coi như chẳng thể đóng góp được gì trong 2 mùa giải 2019 và 2020 của Hà Nội FC.
Đình Trọng phải lên bàn mổ lần thứ 3
Chấn thương sụn mà Đình Trọng vừa tiến hành phẫu thuật hồi đầu tháng 8 có thể không khiến anh mất nhiều thời gian như chấn thương đứt dây chằng chéo trước. Nhưng một phần dẫn đến lý do sụn của anh bị rách cũng bởi việc tham gia thi đấu ở VCK U23 châu Á 2020 cùng U23 Việt Nam tại Thái Lan rồi sau đó là đợt tập huấn với các trận nội bộ cùng Hà Nội FC trước V.League 2020. Đó là một sự vội vàng.
Như chúng ta đã biết thì Đình Trọng tiến hành phẫu thuật vào cuối tháng 6/2019. Đến giữa tháng 1/2020, Đình Trọng thi đấu trở lại: 36 phút trận gặp UAE, 53 phút trận gặp Jordan và 90 phút trận gặp Triều Tiên. Quá trình khi đó mới khoảng 7 tháng. Trong khi với các cầu thủ chuyên nghiệp châu Âu, họ phải mất từ 9-10 tháng để đảm bảo rằng mình có thể thi đấu.
Thực tế, sự vội vàng này cũng bắt đầu từ một yếu tố, đó là khoảng trống kế thừa. Đình Trọng là một cầu thủ đặc biệt trong một sơ đồ đặc biệt mang tên 3-4-3 của ông Park Hang Seo. Với sơ đồ 3 trung vệ, ông cần một cầu thủ đủ khả năng đọc trận đấu thật tốt, sẵn sàng bọc lót ngay sau 2 trung vệ dập và can thiệp tình huống đúng lúc đúng chỗ. Đình Trọng là trường hợp hiếm hoi có thể đá được vị trí ấy. Và rất khó để tìm kiếm được một cầu thủ, đặc biệt trong diện dưới 23 tuổi, chơi được như Đình Trọng để thay thế được anh.
Sự vội vàng với Đình Trọng cho thấy khoảng chống ở ĐT Việt Nam
Khoảng trống kế thừa ấy lại là căn nguyên của việc lối chơi và hệ thống chiến thuật tại CLB vốn không đồng nhất với các dưới thời ông Park Hang Seo. Phần lớn các CLB đều sử dụng sơ đồ 4 hậu vệ (trong đó có 2 trung vệ) tại V.League. Một trong số đó thường là ngoại binh. Vậy là các trung vệ, đặc biệt là trung vệ trẻ vốn đã không có đất diễn, họ lại phụ thuộc quá nhiều vào khả năng tranh chấp của các ngoại binh dẫn tới những kỹ năng liên quan đến một trung vệ, đặc biệt là trung vệ thòng bị hạn chế.
Nhật Anh
Việt Nam
#có thể bạn quan tâm
- Vì sao tuyển Việt Nam đi ngược lại xu hướng ở AFF Cup 2022?
- Đá 30 phút cho ĐT Việt Nam, vì sao Quang Hải lại quá tải?
- Bạn bè Thái Lan cảm ơn Việt Nam vì… được 'xem ké' AFF Cup 2022
- Công Phượng: Chân đá phạt góc mới nổi của HAGL và ĐT Việt Nam
- Bốc thăm VCK Asian Cup 2023: Việt Nam nhóm hạt giống 2, nguy cơ xuống 3