Bóng đá là gì? Bóng đá xuất xứ từ nước nào?
Bóng đá là môn thể thao hấp dẫn nhất hành tinh và được mệnh danh là môn thể thao vua. Tìm hiểu bóng đá là gì, bóng đá xuất xứ từ nước nào?
-
Kích thước sân bóng đá 5 người theo tiêu chuẩn FIFA mới nhất
-
Kích thước khung thành bóng đá 5, 7, 11 người theo tiêu chuẩn FIFA
-
Tiền vệ là gì? Tìm hiểu về vị trí tiền vệ trong bóng đá
-
Tương lai sắp tới của Mourinho sẽ đi đâu về đâu sau khi bị Man United sa thải
-
Top 10 sân vận động bóng đá lớn nhất thế giới hiện nay
Ai cũng biết bóng đá là môn thể thao được yêu thích trên toàn thế giới. Bóng đá toàn cầu phát triển nhất ở châu Âu nhưng liệu đây có phải nơi sáng tạo ra bộ môn thể thao vua. Cùng tìm hiểu bóng đá là gì và nguồn gốc xuất xứ của nó trong bài viết dưới đây.
Bóng đá là gì?
Bóng đá còn có tên gọi khác là túc cầu là môn thể thao đồng đội, mỗi đội gồm có 11 người. Trong một trận đấu sẽ có hai đội với tổng cộng 22 cầu thủ trên sân thi đấu với nhau cùng một trái bóng.
Mỗi đội được chơi bên một sân, nhiệm vụ của hai đội làm sao đá bóng vào lưới đội đội đối phương được gọi là ghi bàn. Tất cả các cầu thủ trên sân chơi dưới sự giám sát của trọng tài. Chỉ có hai thủ môn hai đội được phép dùng tay chơi bóng, còn lại các cầu thủ khác chỉ được đá.
Sau này, bóng đá phát triển có nhiều biến thể thành bóng đá 9 người, 7 người hay bóng đá mini 5 người trong nhà.
Đến nay, bóng đá trở thành môn thể thao vua được yêu thích trên toàn thế giới. Theo một khảo sát của Liên đoàn bóng đá thế giới, có khoảng 250 triệu người chơi bóng trên toàn cầu.
Tại nhiều quốc gia, bóng đá phát triển trở thành một ngành trong ngành công nghiệp thể thao đóng góp lớn vào kinh tế.
Là một môn thể thao phổ biến trên toàn thế giới nên bóng đá giờ đây là công cụ quảng bá hình ảnh một quốc gia, một dân tộc hữu ích nhất và có sức lan tỏa nhất.
Lịch sử ra đời bộ môn bóng đá
Trên bản đồ bóng đá thế giới hiện nay châu Âu sở hữu nền bóng đá phát triển nhất toàn cầu. Không ít người hâm mộ cho rằng bóng đá được sản sinh ra ở khu vực này với cái nôi đầu tiên là từ nước Anh. Tuy nhiên bóng đá được sinh ra ở một quốc gia châu Á cách châu Âu hàng ngàn cây số. Vậy bóng đá xuất xứ từ nước nào?
Theo các tài liệu lịch sử đã được FIFA ghi nhận, vào thế kỷ thứ 2 hoặc 3 TCN tại Trung Quốc thời nhà Hán đã xuất hiện một một môn thể thao có đầy đủ kỹ thuật chơi bóng gọi là “cuju” hay xúc cúc. Binh lính nhà Hán trong vui chơi giải trí bằng cách tranh giành nhau một quả bóng là bằng da, ai đưa được quả bóng qua một cái lỗ được khoét trên miếng vải thì thắng cuộc.
Với nhiều bằng chứng lịch sử, năm 2004, FIFA đã chính thức công nhận Trung Quốc là nước sáng tạo ra bộ môn bóng đá. Còn tại sao người ta mệnh danh nước Anh là quê hương của bóng đá thế giới. Bởi lẽ bóng đá tại đất nước này được phát triển và nâng tầm thành một môn thể thao số 1 thế giới.
Người ta cũng ghi nhận một môn thể thao có cách chơi tương tự như bóng đá ở La Mã cổ đại được gọi là harpastum. Thế kỷ 17, dưới thời hoàng đế La Mã Jules Cesar bóng đá được chơi nhiều trong cộng đồng dân cư bấy giờ. Bên nào đưa bóng vào đích nhiều hơn thì bên đó thắng còn bên thua sẽ bị phạt.
Đến khoảng thế kỷ 19 cùng với sự phát triển mạnh mẽ của văn hóa, nghệ thuật, âm nhạc trên khắp châu Âu, bóng đá ngày càng trở nên phổ biến hơn. Lần đầu tiên người ta đưa môn bóng đá vào một trường học ở nước Anh. CLB bóng đá đầu tiên ở nước Anh được thành lập năm 1824 với tên gọi là “The Foot-Ball club” ở thành phố Edinburgh, Scotland.
Năm 1844, một nhà khoa học người Mỹ là Charles Goodyear đã biết cách lưu hóa cao su Ấn Độ. Nhờ vậy, người ta biết cách tạo ra trái bóng với hai lớp bọc.
Năm 1848, các trường đại học hàng đầu nước Anh là Shrewsbury, Rugby, Winchester, Eton, Harrow… tổ chức cuộc họp ở Cambridge đã thống nhất đưa ra một bộ luật chung cho môn bóng đá với tên gọi là bộ luật Cambridge. Nó được ghi nhận là bộ luật bóng đá cổ xưa nhất.
Những năm 1850, bóng đá lan rộng khắp xứ sở sương mù. Nhiều đội bóng nghiệp dư ra đời trong đó có Sheffield FC – là CLB bóng đá lâu đời nhất vẫn còn tồn tại đến bây giờ. Việc quá nhiều đội bóng được thành lập dẫn tới nhiều mâu thuẫn trong thi đấu. Do đó, ngày 26/10/1863, đại diện các câu lạc bộ ở thủ đô London ngồi lại với nhau họp bàn thành lập Hiệp hội bóng đá Anh (FA) làm cơ quản lý với tất cả đội bóng thành viên. Ngày 8/12, FA chính thức công bố bộ luật bóng đá hoàn chỉnh áp dụng trên lãnh thổ bao gồm 13 điều.
Năm 1886, người Anh phát minh ra van bơm hơi và dùng nó để bơm hơi vào bên trong quả bóng. Bốn năm sau, người Đức đã biết cách làm ra quả bóng đen trắng với từng miếng vỏ sáu góc như trái bóng hiện đại. Những năm sau đó, người Mỹ cải tiến trái bóng có vỏ bọc nhiều lớp và gắn trực tiếp một cái bơm tự động và quả bóng để tự làm căng.
Năm 18871 xuất hiện quy định thủ môn được phép bắt bóng bằng tay trong khu vực khung thành đội nhà. Quy định trận đấu kéo dài 90 phút cũng có từ thời gian này.
Năm 1877-1878 các quy định về phạt góc, việt vị ra đời. Năm 1878 lần đầu tiên người ta biết cách sử dụng còi trong trận đấu bóng đá tại trận đấu của đội Nottingham Forest. Đó là chiếc còi đồng của lực lượng cảnh sát. Sau này, chiếc còi được cải tiến cho ra âm thanh có độ rung hơn.
Những năm 1891-1892, quy định sử dụng lưới phía sau cầu môn và áp dụng luật phạt penalty.
Các quy định và điều luật trong thi đấu bóng đá tiếp tục được hoàn thiện trong thế kỷ 19. Những năm đầu thế kỷ 20, bóng đá phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới đòi hỏi một cơ quan có nhiệm vụ thống nhất các đội bóng ở các khu vực. Sau thời gian dài đấu tranh đến tháng 5/1904, cơ quản quản lý bóng đá quốc tế là Fédération Internationale de Football Association ra đời tại Paris, gọi tắt là FIFA.
Hơn 110 năm lịch sử hình thành và phát triển, đến nay FIFA đã có hơn 200 thành viên là các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu. Các quốc gia cùng đóng góp đưa bóng đá trở thành bộ môn chuyên nghiệp và đỉnh cao nhất có sức hấp dẫn nhất hành tinh.
Bình luận bài viết