Bi kịch Hesperia Mutiny 1988 và sự tương đồng về cuộc nổi loạn của Messi 2020 tại Barca
Lionel Messi vừa có bức thư thông báo anh cùng các đồng đội sẵn sàng giảm lương để san sẻ gánh nặng cùng CLB trong thời điểm mà dịch Covid-19 hoành hành. Tuy nhiên, đằng sau quyết định ấy là “cuộc nổi loạn" khiến người ta liên tưởng tới bi kịch năm 1988 tại Barcelona.
-
Messi, Ronaldo giảm lương, Việt Nam chờ F1 và những ảnh hưởng với thể thao từ Covid-19
-
V-League 2020 được và mất gì nếu đá mà không có đội xuống hạng?
-
3 thay đổi sẽ giúp MU thành công hơn ở mùa giải tới
-
Covid-19 có thể gây ảnh hưởng tới bóng đá về lâu dài
-
1 năm sau ngày trở thành HLV trưởng, Solskjaer đã làm được gì tại MU?
Barcelona là một CLB hùng mạnh của bóng đá châu Âu và thế giới, đó là điều mà không ai dám phản đối. Tuy nhiên, đằng sau hình ảnh đẹp đẽ ấy, đội chủ sân Camp Nou cũng từng trải qua những giai đoạn “nội chiến" âm thầm tại đội bóng, mà điển hình là năm 1988.
Khi ấy, Barcelona được mô tả như một chiến trường thực thụ, khi mà những vấn đề bên ngoài sân cỏ khiến người ta chú ý tới nhiều hơn là chuyên môn của CLB. Gã khổng lồ xứ Catalan - từ vị thế nhà vô địch châu Âu cách đó vài năm rơi xuống những đội hạng 2 đồng thời trải qua ỗi trận tệ hại nhất kể từ mùa giải 1941/42.
Mọi sự khởi điểm bắt nguồn từ những tranh cãi liên quan đến tiền lương, hợp đồng và các vấn đề liên quan khác giữa cầu thủ với các thành viên trong hội đồng lãnh đạo, mà đứng đầu là chủ tịch CLB, Jose Luis Nunez.
Barcelona từng có một cuộc nội chiến vào năm 1988 dưới thời Aragones
Thời điểm đó, khi mọi khúc mắc không thể được giải quyết và dâng lên tới đỉnh điểm, những cầu thủ trong đội một Barcelona thậm chí đã tới gặp thẳng HLV Luis Aragones để đưa ra yêu cầu về việc một bức thư gửi tới ban lãnh đạo đội bóng đồng thời chỉ trích cách làm của chủ tịch Nunez cùng các cộng sự.
>> Xem thêm: cập nhật
Cuộc gặp mặt ấy diễn ra tại khách sạn Hesperia và đó là sự khởi nguồn cho tấn bi kịch mang tên “Hesperia Mutiny" về sau này.
Sau khi viết xong bức thư gửi tới chủ tịch Nunez, một trong số các cầu thủ Barcelona khi ấy là Jose Ramon Alexanko thậm chí đã đọc rõ ràng trước truyền thông về nội dung ở trong đó, và tất cả đều nhắm chỉ trích dữ dội cách làm việc của người đứng đầu CLB, cụ thể:
Bi kịch ấy đang có dấu hiệu trở lại vào năm 2020
“Chúng tôi hoàn toàn mất lòng tin ở người đứng đầu Barcelona, chủ tịch Jose Luis Nunez. Chúng tôi cảm thấy mình bị ông ta lừa dối và không nhận được sự tôn trọng đúng mực.
Ông ta luôn chia rẽ các thành viên trong đội đồng thời tạo ra sóng ngầm tại CLB. Với lịch sử hào hùng của đội bóng và những giá trị mà Barcelona đã tạo ra trong quá khứ, thật khó chấp nhận một vị chủ tịch như vậy.
Cuối cùng, tất cả chúng tôi đều mong rằng ông ta (Nunez) sẽ từ chức sau tất cả những gì đã làm với các cầu thủ".
- Xem thêm:
Bức thư ấy được lan truyền nhanh chóng bởi truyền thông TBN và thậm chí còn được đính kèm thêm dòng khẳng định “Đây là nỗi lòng của toàn bộ 23 cầu thủ tại CLB", dù cho trong buổi gặp với HLV Aragones trước đó, Gary Lineker cùng với Bernd Schuster đã vắng mặt đồng thời không đưa ra bất cứ ý kiến gì.
Chỉ vài giờ đồng hồ sau khi bức thư ấy xuất hiện trên truyền thông, Lineker đã lên tiếng khẳng định anh hoàn toàn không nhất trí với các đồng đội và tiếp tục bày tỏ sự tin tưởng vào chủ tịch cũng như những người trong ban lãnh đạo đội bóng.
Messi từng không ít lần chỉ trích cách làm của chủ tịch CLB
Một cuộc nội chiến thực sự xảy ra giữa 2 bên: Ủng hộ chủ tịch và phản đối ông ta. Kết quả cho những mâu thuẫn đỉnh điểm ấy là việc Barcelona kết thúc La Liga mùa giải 1987/88 với vị trí thứ 6, thành tích khiến cho các fan hâm mộ phẫn nộ nhưng thay vì trút giận lên chủ tịch, họ cho rằng chính các cầu thủ là nguyên nhân chủ yếu làm đội bóng trải qua kết quả tệ hại ấy.
Cuối cùng, ngay sau khi mùa bóng khép lại, Nunez vẫn tái đắc cử vị trí chủ tịch và như một hành động để tạo ra “sự bình yên” trở lại với Camp Nou, ông quyết định mời về Johan Cruyff trong vai trò HLV trưởng đồng thời bán đi tổng cộng 15 cầu thủ đã từng có ý định “nổi dậy". Một trong số ít các ngôi sao được giữ lại là Gary Lineker, người từng khẳng định bản thân luôn ủng hộ chủ tịch và ban lãnh đạo.
Phần còn lại sau tấn bi kịch năm ấy là lịch sử. Với sự xuất hiện của Cruyff, Barcelona chơi thứ bóng đá tấn công đẹp mắt và giành cúp châu Âu 4 năm sau đó. Tất nhiên, người đứng đầu CLB vẫn là chủ tịch Nunez. Dưới thời Cruyff, Barca không chỉ giỏi ở đội một với những cầu thủ lừng danh như Eusebio, Txiki Begiristain, Jose Mari Bakero, Julio Salinas mà lò đào tạo La Masia còn bắt đầu tôi luyện những Xavi hay về sau này.
Và thông báo giảm lương mới nhất là minh chứng cho điều đó
Dù sao, tấn bi kịch năm 1988 vẫn khiến fan Barcelona muốn quên đi trong lịch sử hào hùng của CLB. Giờ đây, không ít người lại thấy điều đó trong thông báo mà .
“Thậm chí chúng tôi còn chủ động đề xuất điều này với Ban lãnh đạo bởi chúng tôi nghĩ điều đó là thực sự cần thiết. Tuy nhiên, thật không thoải mái khi BLĐ tỏ ra chậm trễ, trì hoãn đề xuất này và dường như còn dò xét chúng tôi, trong khi toàn đội cần thời gian để bàn bàn đưa ra phương án tốt nhất”, một trong số các đoạn ở bức thư Messi đăng tải.
- tại:
Rõ ràng, đã không ít lần ở mùa giải này và trong quá khứ, người ta thấy siêu sao người Argentina “nổi loạn" công khai chỉ trích cách làm việc của chủ tịch đội bóng, Josep Maria Bartomeu hoặc không là một người khác trong ban lãnh đạo, Eric Abidal.
Điều ấy có thể dẫn tới một tấn bi kịch Hesperia Mutiny thứ 2 trong lịch sử Barcelona. Nếu xảy ra, không biết gã khổng lồ xứ Catalan sẽ trôi về đâu khi mà giờ đây, tìm được HLV như “Thánh" Johan là điều vô cùng hiếm có trong thế giới bóng đá.
Dương Anh
Bình luận bài viết