Bóng đá Châu Âu giữa cơn "đại hồng thủy" mang tên Covid-19

Thứ Sáu, ngày 13/03/2020 - 21:08
5 /5 của 2 đánh giá

Dịch viêm phổi Covid-19 giờ đây đã lây lan ra khắp thế giới. Tại châu Âu, mọi thứ đang dần trở nên mất kiểm soát. Bóng đá Châu Âu cũng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Cho đến lúc này thì Premier League, giải đấu lớn cuối cùng của Châu Âu cũng đã quyết định sẽ hoãn lại trong thời điểm Covid 19 đang bùng nổ tại nước Anh. Bất chấp những thiệt hại thương mại cực lớn, giải VĐQG hấp dẫn nhất hành tinh vẫn bắt buộc phải ngừng lại khi mà những HLV, cầu thủ liên tục được xác định là dựng tính với virus. Nhiều đội bóng đã phải cách ly chứ đừng nói đến tập luyện hay thi đấu gì vào lúc này. Những tác động của quyết định sẽ không hề nhỏ mà ngay lập tức những người làm bóng đá chưa thể hình dung nổi.

Thiệt hại đầu tiên và lớn nhất rõ ràng là về tài chính. Khi các trận đấu không thể diễn ra, các CLB sẽ thất thu toàn diện. Không có tiền bản quyền truyền hình, không bán được vé và không có các nguồn thu thương mại trong khi vẫn phải trả lương cho cầu thủ, huấn luyện viên và toàn bộ những thành phần phục vụ khác. Cũng sẽ như các doanh nghiệp, các CLB sẽ phải đứng trước nhiều lựa chọn sinh tử. Những đội bóng nhỏ với tài chính hạn chế sẽ đứng trước nguy cơ phá sản. Những CLB lớn cũng sẽ rất mệt mỏi với bài toán kinh tế. Không những thế, khi các trận đấu không thể diễn ra đúng hạn, nhiều CLB còn có thể đứng trước các vụ kiện vi phạm hợp đồng với các đối tác của mình. Đây là lúc các vị giám đốc tài chính phải đau đầu.

Các CLB thất thu về cả tiền bản quyền truyền hình lẫn tiền bán vé

Khi Premier League bị hoãn lại trong 3 tuần tới, sẽ có ít nhất 4 vòng đấu không thể thực hiện đúng kế hoạch. Giờ ban tổ chức giải đấu sẽ phải xử lý thế nào? Có thể lùi ngày bế mạc giải đấu lại thêm 3 tuần hoặc tăng thêm số trận đá bù vào giữa tuần trong phần còn lại của mùa bóng. Điều đó sẽ dồn áp lực lên các đội. Có thể với bóng đá Việt Nam, khi mà giải VĐQG chỉ có 26 vòng thì thời gian dư ra để thay đổi lịch thi đấu còn rất nhiều.

Nhưng ở Anh, những đội bóng hàng đầu ngoài 38 vòng đấu mỗi tuần còn cả cúp FA, cúp Liên đoàn và các cúp Châu Âu nữa. Với số trận đấu trung bình mỗi năm là 50 trận như vậy thì việc cân đối thay đổi lịch thi đấu quả là một thảm họa với những nhà tổ chức. Chưa kể mùa hè này, Euro sẽ diễn ra trên khắp các sân cỏ Châu Âu từ giữa tháng 6. Làm sao để cân đối được lịch thi đấu cấp CLB và ĐTQG là bài toán khó của cả liên đoàn lẫn các CLB. 

→ Xem thêm: Bình luận

Một thiệt hại nữa sẽ tác động đến những giải đấu giàu có nhất là tầm ảnh hưởng. Ngay cuối tuần này, khi Premier League, La LigaSerie A đã hoãn lại. Lựa chọn duy nhất của người hâm mộ bóng đá sẽ chỉ còn Bundesliga, giải đấu vốn ít được quan tâm hơn trước đó. Nhưng nếu tuần sau Bundesliga cũng hoãn lại thì người hâm mộ sẽ phải theo dõi bóng đá ở đâu ? Nam Mỹ, nơi chưa bị ảnh hưởng bởi Covid hay một môn thể thao khác ? Tất nhiên sự ảnh hưởng này sẽ không kéo dài bởi khi Premier League và các giải đấu hàng đầu Châu Âu trở lại, khán giả sẽ quay lại. Nhưng việc phục hồi lại được lượng khán giả đến sân và theo dõi giải đấu chắc chắn sẽ cần nhiều thời gian hơn khi mà thói quen trước đó bị phá vỡ. 

Các cầu thủ sẽ đánh mất phong độ khi không được thi đấu

Và cuối cùng là với tư cách người lao động, các cầu thủ bóng đá nên lo lắng đi là vừa. Ngoài việc bảo vệ sức khỏe của mình thì họ cũng phải tính đến việc bảo vệ công việc của mình nữa. Sẽ có không ít cầu thủ bị cắt hợp đồng nếu các CLB gặp khó khăn. Với những ngôi sao hàng đầu, họ có thể vui vẻ tạm thời vì một kỳ nghỉ ngắn nhưng sẽ là thảm họa khi sau đó đứng trước một lịch đá bù dày đặc. Ronaldo sẽ phải làm sao nếu Serie A kéo dài thêm một tháng và trùng đúng vào lịch Euro 2020? 

Nghỉ lâu, cầu thủ cũng mất cảm giác bóng. Ai dám chắc khi trở lại phong độ của họ còn được duy trì như trước nữa. Chưa kể, khi trở lại các giải đấu khác ngay sẽ đứng trước rất nhiều xáo trộn. Đó rõ ràng là một rắc rối mà không cầu thủ nào muốn đối mặt trong sự nghiệp của mình.

Rõ ràng, việc hoãn lại lịch thi đấu ở các giải Châu Âu vào lúc này là không ai muốn. CLB, người hâm mộ và cả cầu thủ đều bị ảnh hưởng. Thời gian hoãn càng kéo dài thì ảnh hưởng sẽ càng lớn đến tất cả. Nhưng khi mà Covid đã và đang lan ngày càng rộng thì sự lựa chọn này gần như là duy nhất. Bây giờ thì chúng ta chỉ còn biết ngồi chờ cho cơn dịch đi qua để mọi thứ sớm trở lại bình thường.

Long Win

Bình luận bài viết

Ngày Cá tháng tư: Hãy cứ cả tin vì bóng đá cần điều ấy

01-04-2022

Người ta vẫn thường bông đùa nhau rằng ngày đầu tiên của tháng Tư là ngày cười nhiều nhất trong năm, một ngày mà những tiếng cười nhạo những kẻ cả tin và có khi là cả cả tin đến khờ khạo. Bóng đã cũng không phải là ngoại lệ.