PVF và nỗi đau đáu chưa thể trở thành Sông Lam Nghệ An thứ 2
12 năm qua, PVF đã vươn mình trở thành Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ hàng đầu Việt Nam. Nhưng vẫn còn một điều quan trọng khiến họ chưa thể được như Sông Lam Nghệ An trong quá khứ.
-
Cao thủ không bằng tranh thủ, Văn Lâm “luyện công” ở địa điểm đặc biệt
-
Kiatisak tiếp tục đồng hành với trợ lý người Hàn Quốc
-
VFF ra phương án mới nếu vòng loại World Cup 2022 tiếp tục hoãn
-
Sếp lớn Thái Lan khiến Việt Nam và các đối thủ e ngại với tuyên bố bất ngờ
-
Văn Lâm lỡ cơ hội ra mắt sớm tại Cerezo Osaka
20 lần vô địch, 9 lần giành ngôi á quân tại các giải trẻ trong nước dành cho PVF trong 12 năm. Không một lò đào tạo nào của Việt Nam gây tiếng vang lớn như PVF. Sức mạnh ở các giải trẻ cũng là cách để PVF khẳng định thương hiệu về một trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tuy “sinh sau đẻ muộn” nhưng sớm vươn tầm để đứng chung mâm với những lò bóng đá danh tiếng trước đó như Hà Nội, Nghệ An hay Thể Công trước kia và hiện tại.
PVF là Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ hàng đầu Việt Nam ở thời điểm hiện tại
Không chỉ là thành tích ở giải trẻ, nền tảng tài chính cực mạnh giúp PVF đưa về hàng loạt các quản lý, chuyên gia, HLV tài năng. Song song với chất lượng trong đội ngũ huấn luyện là hệ thống trang thiết bị tân tiến như phòng tập giả lập 360s; PlayerTek - thiết bị theo dõi hiệu suất thi đấu của cầu thủ; khu tổ hợp khoa học thể thao với phòng Gym rộng 1600m2… Hẳn nhiên, với những điều đã làm được và có được, PVF xứng đáng được AFC cấp chứng nhận AFC Three-Star Academy, mức cao nhất trong thang điểm đánh giá chất lượng của hệ thống đào tạo bóng đá trẻ tại châu Á.
Rõ ràng, PVF là Trung tâm bóng đá số 1 về đào tạo trẻ của Việt Nam hiện tại. Nhưng nếu lấy một tiêu chí về việc “xuất khẩu” các gương mặt ưu tú cho cấp độ ĐTQG, PVF vẫn còn chưa thể bằng trong quá khứ. Tất nhiên mỗi thời mỗi khác. Tầm ảnh hưởng của SLNA quả thực rất mạnh ở giai đoạn cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI. Nhưng với những gương mặt ưu tú như Phạm Văn Quyến, Lê Công Vinh, Dương Hồng Sơn, Nguyễn Hữu Thắng, Nguyễn Trọng Hoàng, và nay có thể kể đến Phan Văn Đức, SLNA có lý do để khẳng định mình vẫn là “lò đào tạo” từng cung cấp tuyển thủ quốc gia hàng đầu Việt Nam trong quá khứ. Dù rằng trong vòng 6 năm trở lại đây, tầm ảnh hưởng của SLNA đã giảm đi đáng kể và thay vào đó là sự trỗi dậy của Hà Nội hay .
PVF vẫn chưa thể bằng SLNA trong quá khứ về tiêu chí đóng góp ở ĐTQG
Đương nhiên so về quy mô, chất lượng đào tạo bài bản và hệ thống trang thiết bị hiện đại, PVF đương nhiên hơn cả 3 CLB kia. Nhưng vấn đề là PVF lại có quá ít những gương mặt ưu tú đủ thể hiện tầm ảnh hưởng của mình trên ĐTQG. Đúng là ở các đội tuyển trẻ như U19 Việt Nam, PVF vẫn chiếm một quân số không nhỏ. Nhưng tại U22 Việt Nam và hiện tại, ngoại trừ Hà Đức Chinh chiếm được một suất đá thường xuyên thì đa phần các gương mặt của PVF vẫn chưa tìm được chỗ đứng trong màu áo đội tuyển.
Có thể, suốt 12 năm qua, PVF chỉ đào tạo các cầu thủ đến năm 19-20 tuổi. Vì vậy, việc họ hiếm có cầu thủ lên ĐTQG cũng là điều dễ hiểu. Nhưng nếu như muốn thật sự là số 1 trong đào tạo trẻ , PVF cần nhìn nhận những HAGL, Hà Nội hay trước kia là SLNA để mà học hỏi.
Bình luận bài viết