4 lý do chính khiến SLNA “vắng vẻ bàn thắng” tại V-League 2019
Sau khi V-League 2019 kết thúc, Sông Lam Nghệ An là đội có ít bàn thắng thứ 2 với 32 bàn thắng và chỉ hơn đội cuối bảng Sanna Khánh Hòa BVN vỏn vẹn 1 bàn. Vậy đâu là nguyên nhân khiến đoàn quân của HLV Đức Thắng ghi được ít bàn thắng đến vậy?
-
3 tuyển thủ Việt Nam và HLV Park cần đặc biệt cẩn trọng nếu không muốn bỏ lỡ đại chiến với Thái Lan
-
Quang Hải và Văn Hậu được vinh danh trước trận quyết đấu với UAE
-
Thái Lan chưa bao giờ run sợ đến thế khi nhắc đến Việt Nam
-
TP.HCM thông báo chia tay ba ngoại binh sau mùa giải V.League 2019
-
VFF lên tiếng về việc điền tên Văn Quyết vào danh sách đề cử QBV 2019
Các trụ cột hàng công: Người chấn thương, kẻ bất ổn
Có thể nói rằng, Sông Lam Nghệ An sở hữu một hàng công không hề tồi với khá nhiều cái tên chất lượng. Đó là một Olaha luôn nổ súng ở những thời điểm quan trọng, một Vinicius bùng nổ cùng TP Hồ Chí Minh ở giai đoạn lượt đi, một Hồ Tấn Tài nhả đạn đều đặn hay cả Hồ Phúc Tịnh luôn rất nguy hiểm khi được trao cơ hội.
Thế nhưng, các chân sút của đội bóng xứ Nghệ lại không thể giữ được sự ổn định trong xuyên suốt mùa giải. Hai ngoại binh SLNA trên hàng tiền đạo, nếu như Olaha có sở trường kiến tạo hơn là ghi bàn thì Vinicius khá kén bóng, phong độ ghi bàn không ổn định. Việc cả Olaha và Vinicius chỉ có mỗi người 5 bàn, khó thể gọi là ổn so với các ngoại binh khác đang thi đấu tại sân cỏ Việt Nam.
Còn với các tiền đạo nội, Hồ Tuấn Tài có một mùa giải bùng nổ với 8 bàn thắng. Thế nhưng khi anh đang thi đấu với phong độ cao nhất thì chấn thương lại bất ngờ ấp tới với tiền đạo sinh năm 1996 này. Hồ Phúc Tịnh thì lại ít được HLV Đức Thắng trao cơ hội. Phải đến khi Tuấn Tài chấn thương, Phúc Tịnh mới được ra sân thường xuyên.
Lối đá quá thực dụng
Nhiều cổ động viên xứ Nghệ không khỏi ngạc nhiên như thời gian cầm bóng trung bình cả mùa bóng của SLNA chỉ 47,1%, xếp sau Nam Định, S.Khánh Hòa và chỉ hơn Hải Phòng, thời gian cầm bóng 46,7%. Khá nhiều mùa giải gần đây thời HLV Đức Thắng, SLNA đều chơi lối đá sở trường phòng ngự phản công, nhường thế trận cho đối phương.
Trong 26 trận đấu mùa giải này, chỉ có 7 trận đấu SLNA có thời gian cầm bóng hơn đối phương. Trong đó có khá nhiều trận đấu thời gian cầm bóng của đội bóng xứ Nghệ chỉ xấp xỉ 40%.
Do không thể cầm bóng, tổ chức triển khai tấn công từ phần sân nhà, nên phần lớn các bàn thắng chỉ được thực hiện từ các pha phản công (14/32 bàn thắng). Chỉ có 10/32 bàn thắng được thực hiện bằng các pha dàn xếp tấn công từ phần sân nhà, 7/32 bàn thắng từ các pha tấn công cố định. Đội hình thấp, số lượng cầu thủ tấn công thường ít hơn đối phương nên SLNA gặp khó khăn trong khâu ghi bàn.
Các chân sút SLNA không thực sự chắt chiu cơ hội
Như đã nói ở trên, SLNA chủ trương đá phòng ngự phản công đã nhiều năm nay. Điều này vô tình khiến sự sắc bén của các tiền đạo xứ Nghệ không được mài dũa liên tục. Ví dụ như trận hòa 0-0 với đội khách Sanna Khánh Hòa BVN, đội chủ sân Vinh cầm bóng 63%, tung 10 cú sút nhưng chỉ trúng đích 3 và rốt cuộc không ghi được bàn thắng nào.
Khả năng tận dụng cơ hội của SLNA thực sự là một điều đáng báo động, nhất là khi họ không phải là một đội bóng hay tấn công và tạo được nhiều cơ hội lên phần sân đối phương.
Chấn thương của Phan Văn Đức
Phan Văn Đức đã có một năm 2018 cày ải trên nhiều mặt trận với gần 60 trận đấu/1 năm, bao gồm VCK U23 châu Á, Asiad 18, AFF Cup 2018, V.League, Cúp QG lẫn AFC Cup 2018. Năm 2019, tiền vệ Phan Văn Đức tiếp tục thi đấu trong màu áo ĐTQG tại Asian Cup 2019.
Thế nhưng ngay sau khi trở lại SLNA, tiền đạo này lại bất ngờ dính chấn thương nặng. Phan Văn Đức bị quá tải vì thi đấu nhiều và không có đủ thời gian để cơ thể phục hồi và dẫn đến chấn thương. Anh liên tục phải trải qua những đợt phẫu thuật và phục hồi tại PVF. Sự thiếu vắng chân sút chủ lực Phan Văn Đức khiến SLNA tỏ ra vất vả trong việc tìm kiếm bàn thắng.