Bạn muốn tắt quảng cáo?

Hà Nội bị cấm thi đấu tại AFC Cup: Bầu Đức lại thắng bầu Hiển?

Thứ Tư, ngày 09/10/2019 - 11:09
2.8/5 của 2 đánh giá

Đội bóng của bầu Hiển lại phải trả giá đắt vì không quan tâm đào tạo lứa cầu thủ trẻ. Và cái giá mà đội bóng thủ đô phải trả chính là việc bị AFC loại khỏi sân chơi châu lục. Đến lúc này người ta mới nhớ lại những gì mà bầu Đức đã làm với HAGL.

CLB Hà Nội đã có một hành trình lịch sử khi tiến tới trận chung kết liên khu vực AFC Cup 2019. Thành tích này giúp cho đội bóng thủ đô có cơ hội rất lớn để giành quyền lên chơi AFC Champions League mùa sau.

Tuy nhiên mới đây đại diện của Việt Nam đã phải nhận tin dữ khi sẽ vắng mặt ở các cúp Châu Á năm 2020. Lý do là bởi đội bóng thủ đô không tham dự  giải U15 quốc gia trong khi Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) quy định các đội bóng Việt Nam muốn tham dự các giải châu lục phải dự đủ các giải trẻ quy định trong một năm.

Việc một đội bóng có chất lượng, giàu tham vọng như Hà Nội bị gạch tên khỏi các cúp châu Á mùa 2020 là thiệt thòi không chỉ với thầy trò HLV Chu Đình Nghiêm mà còn với bóng đá Việt Nam. Thậm chí việc Hà Nội bị gạch tên khỏi các cúp châu Á mùa 2020 là một điều đáng trách với những nhà lãnh đạo vì không quan tâm đào tạo lứa cầu thủ trẻ.

CLB Hà Nội mất suất dự cúp châu Á 2020 vì lý do đáng trách

Trách nhiệm nếu có phải thuộc về CLB Hà Nội và VFF, những đơn vị đã trực tiếp và gián tiếp không tuân thủ đúng quy chế của AFC. Hà Nội luôn tự hào vì đội bóng đang vô đối ở Việt Nam nhưng sau sự cố này khiến người hâm mộ phải lắc đầu vì tính chuyên nghiệp.

Đặc biệt là khi Hà Nội không phải là cái tên Việt Nam đầu tiên trong lịch sử vắng mặt tại các cúp châu Á vì không đáp ứng được quy chế. Trước Hà Nội, nhà vô địch V.League 2017 Quảng Nam mất suất đá Champions League châu Á 2018 cho Thanh Hóa. Trước đó nữa, nhà vô địch cúp quốc gia 2014 Hải Phòng không được dự AFC Cup 2015.

Bóng đá được xây dựng từ một nền móng vững chắc ắt sẽ tạo ra những giá trị lớn. Chưa nói về chuyên môn Bầu Đức có lý do để tự hào về hệ thống đào tạo trẻ của mình. Ông đã thành công với lứa Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh, Văn Toàn, Văn Thanh, Hồng Duy. Bầu Đức không chỉ bỏ tiền, công sức mà còn tâm huyết theo kiểu một người đi xây giấc mơ lớn. Ông hiểu quá rõ bóng đá nước nhà nên nhất định phải đem giáo dục vào bóng đá, quan tâm đến tính chuyên nghiệp của bóng đá nước nhà từ chuyện ăn học tử tế, học ngoại ngữ, đối nhân xử thế trên sân cỏ, sau đó mới đào tạo bóng đá.

Tiêu biểu như trường hợp của Văn Hậu – cầu thủ trưởng thành từ lò đào tạo Hà Nội đang tỏ ra khó khăn tại Hà Lan vì rào cản ngôn ngữ. Trong quá khứ Lê Công Vinh từng tiết lộ anh bất lực trong việc giao tiếp toàn đội khi chơi bóng ở Bồ Đào Nha vì kém ngoại ngữ. Đáng nói Văn Hậu và Công Vinh cùng xuất ngoại trong tư thế là cầu thủ CLB Hà Nội. Thế nên, nhiều ý kiến lo lắng Văn Hậu có thể đạp lên vết xe đỗ của Công Vinh vì “mù” ngoại ngữ. Thế mới nói hệ thống đào tạo trẻ của Hà Nội vẫn chưa đâu vào đâu.

Bầu Đức vẫn có lý do để tự hào về lứa cầu thủ trẻ HAGL đã sản sinh

Người ta nói với học viện bóng đá HAGL JMG, bầu Đức đã thành công rất nhiều, nhưng thất bại cũng không ít, và là người tiên phong, ông đã chấp nhận trả giá cho quyết tâm khai phá con đường mới của mình.

Vậy nên dù HAGL có xuống hạng đi chăng nữa thì đội bóng này vẫn là niềm tự hào, sự kiêu hãnh của bầu Đức bởi ông đã xây dựng một đội bóng với các cầu thủ hoàn thiện trên mọi khía cạnh. Từ tinh thần đến khát vọng cho cả một nền bóng đá, với giấc mơ vươn ra biển lớn.

Phong Trần

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT

Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Thêm tin tức
Bạn muốn tắt quảng cáo?