Bạn muốn tắt quảng cáo?

Penalty là gì? Luật đá Penalty mới nhất của FIFA

Thứ Tư, ngày 05/02/2020 - 15:05
5/5 của 2 đánh giá

Tìm hiểu kiến thức bóng đá penalty là gì? Khi nào thì đội bóng được hưởng quả penalty? Tìm hiểu luật đá penalty mới nhất của FIFA.

Trong bóng đá không thể tránh những pha va chạm phạm lỗi thế nhưng phạm lỗi như thế nào có thể dẫn tới bị phạt penalty. Tìm hiểu kiến thức bóng đá penalty là gì? Luật đá penalty mới nhất có gì thay đổi.

Penalty là gì?

Penalty hay còn gọi là phạt đền là một kiểu đá phạt trực tiếp trong bóng đá. Nếu như các quả đá phạt khác được thực hiện ngay tại vị trí cầu thủ bị phạm lỗi thì đá penalty được thực hiện tại chấm phạt đền, khoảng cách từ vị trí đặt bóng ở chấm phạt đến khung thành của thủ môn đối phương là 11m.

Một quả phạt đền được coi là một cơ hội ghi bàn ngon ăn bởi khả năng chuyển hóa thành bán thắng từ chấm phạt đền rất cao. Tuy nhiên, thực tế thủ môn xuất sắc có thể bắt bài cú sút và cản phá thành công. Ngoài ra, không ít trường hợp cầu thủ tự đá hỏng penalty do áp lực tâm lý quá lớn.

Khi nào một đội được hưởng penalty

Luật bóng đá 11 người quy định cầu thủ vi phạm một trong các lỗi sau đây có thể dẫn tới penalty. 

  • Đá hoặc cố tình tìm cách đá đối phương.
  • Ngáng hoặc tìm cách cản trở đối phương.
  • Nhảy vào người đối phương.
  • Chèn ép đối phương.
  • Đánh hoặc cố ý tìm cách đánh đối phương.
  • Đẩy hoặc lôi kéo người đối phương.
  • Xoạc vào người đối phương.
  • Nhổ nước bọt vào đối phương.
  • Có hành vi cố tình chơi bóng bằng tay (không tính thủ môn dùng tay bắt bóng trong khu phạt đền của đội mình).

Nếu trọng tài xác định cầu thủ vi phạm một trong các lỗi trên (có thể do bất cẩn, cố tình hay dùng lực quá mức) thì đội đối phương sẽ được hưởng quả phạt đền.

Nếu xảy tình huống được hưởng quả phạt đền ở cuối mỗi hiệp chính hoặc hiệp phụ thì thời gian phải được kéo dài thêm đến khi thực hiện xong quả phạt đền.

Luật đá penalty

Luật bóng đá quy định cách thức thực hiện đá penalty như sau:

Thực hiện đá penalty

Bóng được đặt ở chấm phạt đền cách khung thành 11m. Bất kỳ cầu thủ nào trong đội cũng được quyền thực hiện cú sút phạt, không bắt buộc là cầu thủ bị phạm lỗi. Trọng tài sẽ là người xác nhận người thực hiện đá phạt.

Vị trí của thủ môn đội phòng ngự đứng trên đường cầu môn là vạch vôi giữa hai cột dọc. Mặt thủ môn hướng về phía trái bóng. Thủ môn chỉ được di chuyển sau khi bóng đã được đá đi. Nếu thủ môn vi phạm thì cú đá phạt sẽ được thực hiện lại.

Cầu thủ đá phạt đền không được phép chạm bóng lần thứ hai, trước khi bóng chạm một cầu thủ khác.

Trong quá trình chuẩn bị sút phạt, chỉ có cầu thủ đá phạt và thủ môn đối phương ở trong vị trí quy định. Tất cả các cầu thủ còn lại phải đứng bên ngoài vòng cấm địa, sau dấu chấm phạt đền. Các cầu thủ phải đứng cách dấu chấm phạt đền ít nhất là 9,15m.

Cú đá penalty chỉ được thực hiện sau khi có tiếng còi của trọng tài. Bàn thắng sẽ được công nhận khi bóng lăn qua vạch vôi trước khung thành.

Các tình huống phối hợp đá phạt đền

Hai cầu thủ có thể phối hợp với nhau cùng thực hiện đá phạt đền.

Một cầu thủ có thể không đá thẳng vào khung thành mà chỉ cần đẩy bóng về phía cầu thủ thứ hai để cầu thủ này đá bóng và ghi bàn. Nên nhớ, cầu thủ thứ hai này cũng phải ở vị trí cách khung thành ít nhất 9,15m như các thành viên khác trong đội. Chiến thuật đá phát kiểu này đem lại yếu tố bất ngờ tuy nhiên cũng không tránh khỏi rủi ro.

Trường hợp bóng được thủ môn đẩy ra ngoài hay bóng đập xà ngang cột dọc văng ra ngoài mà có cầu thủ khác sút bóng vào lưới nếu có bàn thắng vẫn sẽ được công nhận.

Cầu thủ thực hiện đá phạt không được chạm bóng lần thứ hai (đá bồi) nếu chưa bóng chưa chạm vào cầu thủ nào trước đó.

Khi có bất kỳ yếu tố nào tác động trong quá trình thực hiện quả penalty thì trọng tài có quyền yêu cầu thực hiện lại.

Các lỗi vi phạm

Nếu cầu thủ đá phạt chạm bóng lần thứ hai (không tính chạm bóng bằng tay) trước khi một cầu thủ khác chạm bóng thì đội trọng tài sẽ bắt lỗi và cho đội đối phương hưởng quả phạt gián tiếp, được thực hiện tại vị trí xảy ra lỗi.

Nếu cầu thủ đá phạt cố tình dùng tay chơi bóng trước khi một cầu thủ khác chạm bóng thì đội đối phương cũng được hưởng một quả đá phạt trực tiếp và thực hiện tại vị trí xảy ra lỗi Trường hợp nếu có một người ngoài cuộc chạm bóng khi bóng đang di chuyển về phía khung thành thì quả đá phạt sẽ được thực hiện lại.

Trường hợp trái bóng bị bật lại từ thủ môn, xà ngang hay cột dọc và bật trở lại sân thi đấu rồi chạm vào một cầu thủ ngoài cuộc thì trọng tài cho dừng trận đấu. Trọng tài sẽ cho bắt đầu lại trận đấu bằng việc thả bóng chạm đất tại vị trí người ngoài cuộc vừa chạm bóng. Vị trí thả bóng nằm trên đường giới hạn cầu môn song song với đường song song với đường biên ngang, nơi gần bóng dừng lại gần nhất trước khi trận đấu bị tạm dừng.

Luật đá penalty mới nhất của FIFA

Từ năm 2017, FIFA thay đổi một số quy định trong luật đá phạt đền.

Theo đó, cầu thủ thực hiện cú sút phạt có thể làm động tác giả trong quá trình chạy đà (tức là trước khi sút bóng) nhưng không được phép làm động tác giả khi sút bóng (khi đã kết thúc chạy đà). Nếu cầu thủ có làm động tác giả mà sút bóng vào lưới thì quả phạt đền phải được thực hiện lại. Đồng thời cầu thủ đó sẽ phải nhận thẻ vàng vì hành vi làm động tác giả đó bị là hành vi phi thể thao.

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT

Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Thêm tin tức
Bạn muốn tắt quảng cáo?