Bạn muốn tắt quảng cáo?

Tìm hiểu về lịch sử và thành công của câu lạc bộ Barcelona

Thứ Ba, ngày 21/08/2018 - 09:54
5/5 của 1 đánh giá

Câu lạc bộ bóng đá Barcelona còn được gọi là Barca, là một trong những câu lạc bộ giàu thành tích nhất Tây Ban Nha. Đội bóng nằm tại xứ Catalan, Tây Ban Nha. FC Barcelina được thành lập vào năm 1899 bởi một nhóm cầu thủ bóng đá người Thụy Sỹ, Anh và người Catalan. Đội bóng được dẫn dắt bởi huấn luyện viên Joan Gamper. Khẩu hiệu của đội bóng là “Mes que un club”, có nghĩa là không chỉ là một câu lạc bộ. Sân nhà của Barca là sân Nou Camp.

Lịch sử thành lập đội bóng Barca

  • Thời kỳ những năm đầu thành lập câu lạc bộ

Vào cuối thế kỷ XIX, thành phố Barca phát triền công nghiệp nhanh chóng, thu hút nhiều người đến sinh sống làm việc và du lịch. Một trong những người nước ngoài đến sinh sống tại Barcelona là Gamper – một kế toán mang quốc tịch Thụy Sỹ nhưng đam mê chơi bóng nghiệp dư. Cũng chính trong khoảng thời gian đó, bộ môn du nhập vào xứ Catalan và trở thành một môn thể thao được nhiều người yêu mến.

Gamper muốn gia nhập đội Gimnasio Tolosa nhưng bị từ chối do câu lạc bộ không chấp nhận cầu thủ nước ngoài. Ngay sau đó, ông quyết định tự thành lập một câu lạc bộ bóng đá. Ngày 22/10/1899, ông Gamper đăng một mẩu tin quáng cáo trên tờ Los Deportes kêu gọi mọi người cùng nhau thành lập một câu lạc bộ bóng đá. Sau khi nhận những lời phản hồi tích cực, nhiều người muốn tham gia, mọi người quyết định gặp mặt nhau tại trụ sở Gimnasio. Các cầu thủ có mặt bao gồm: Walter Wild, Lluis d’Ossó, Bartomeu Terradas, Otto Kunzle, Otto Maier, Enric Ducal, Pere Cabot, Josep Llobet, John Parsons, và William Parsons. Các cầu thủ trên đều mang quốc tịch Đức Anh và Thụy Sỹ. Tất cả những ai có mặt ở đấy đều quyết định thành lập một câu lạc bộ bóng đá có tên là Foot – Ball Club Barcelona. Người đội trưởng của đội bóng là Walter Wild.

Đội bóng có trận đấu đầu tiên diễn ra tại sân Bonanova. Lúc đấy, Barcelona đã thua đối thủ với tỷ số 1 – 0. Chủ tịch Walter Wild là vị chủ tịch đầu tiên của đội bóng nhưng công lao thành lập đội là Gamper. Với việc Gamper làm thủ quỹ và đội trưởng, Walter Wild làm chủ tịch, ngày 8 tháng 12 năm 1899, Barcelona mở đầu lịch sử bằng trận thua 0 – 1 trước đội bóng của những người Anh sinh sống tại thành phố Barcelona.

Trận đấu đầu tiên mà Barca thi đấu ở ngoài địa giới là cuộc đối đầu với FC Madrid (tiền thân của câu lạc bộ Real Madrid sau này. Ở thời điểm đấy, Barca bất ngờ đánh bại FC Madrid với tỷ số 3 – 1, đây cũng chính là trận đấu mở màn cho những cuộc đối đầu đầy thú vị giữa hai đội bóng trong suốt chiều dài lịch sử. Sau này, Gamper có 5 lần làm chủ tịch đội bóng. Và Cũng chính Gamper trở thành vị chủ tịch vĩ đại nhất lịch sử câu lạc bộ.

  • Thời kỳ nội chiến (1923 – 1939)

Nhân kỉ niệm 25 năm ngày thành lập câu lạc bộ, đội bóng Barcelona chính thức khánh thành sân vận động Les Corts. Câu lạc bộ cũng là nơi quy tụ các anh tài bóng đá như Samitier, Sargi-Barba, Piere, Sancho,…Tất cả những yếu tố kể trên đã giúp câu lạc bộ có được nhiều chức vô địch trong suốt khoảng thời gian này.

Vào dịp kỷ niệm 25 năm thành lập CLB, Barça khánh thành Sân vận động Les Corts và CLB cũng là một tập hợp của nhiều anh tài như là Samitier, Sargi-Barba, Piere, Sancho,… tất cả những điều đó giúp CLB giành được nhiều chức vô địch trong thời kỳ này.

Tại đấu trường quốc nội La liga, Barcelona trở thành nhà vô địch đầu tiên khi “xưng vương” vào năm 1929. Và kể từ đó đến nay, đội bóng xứ Catalan chưa bao giờ phải nếm mùi xuống hạng. Dẫu vậy, Barca cũng có thời kỳ bị suy thoái bởi những cuộc khủng hoảng kinh tế và sau đó là các cuộc nội chiến. Chế độ độc tài Franco căm ghét lá cờ xứ Catalan. Không chỉ loại bỏ những phong tục, nét đẹp văn hóa địa phương. Franco còn đưa một người thân lên chức chủ tịch câu lạc bộ xứ Catalan , thậm chiji còn đổi tên Barca thành “Club de Futbon Barcelona theo đúng nghĩa của Tây Ban Nha.

  • Giai đoạn 1939 – 1988

Những năm 50 của thế kỷ XX, câu lạc bộ Barcelona đánh dấu thời đại mới trong lịch sử câu lạc bộ khi chiêu mộ các cầu thủ đình đám người Hungary như Ladislao Kubala, Zoltán Czibor, Sandor Kocsis và cầu thủ người Tây Ban Nha như Luis Suarez, câu lạc bộ Barca giành những danh hiệu lịch sử đầu tiên ở châu Âu.

Một cú đánh đầu “quý như vàng ròng” của Evarito đã loại Real Madrid khỏi Cup năm 1961. Dẫu vậy, những sai lầm ngớ ngẩn của thủ môn Ramallets đã dâng chiếc Cup C1 cho “vô danh” Benfia. Và đó cũng là trận chung kết cúp C1 đầu tiên của đội bóng xứ Catalan.

Thời kỳ giữa thế kỷ XX cũng là thời hoàng kim của câu lạc bộ. Trong vòng 13 năm, Barca đoạt 6 chiếc Cúp vô địch La Liga, 5 cúp nhà vua va 2 cúp hội chợ liên thành phố. Trong lịch sử các cup châu Âu, đội bóng xứ Catalan là đội duy nhất chưa bao giờ vắng mặt tại đấu trường này. Cùng với các câu lạc bộ như Bayern Munich, Juventus và Ajax Amsterdam, Barcelona là những đội bóng hiếm hói dành đủ các ba chiếc cúp C1, C2 và C3. Ngày 24 tháng 9 năm 1957, sân Nou Camp được khánh thành với sức chứa hơn 90000 chỗ ngồi. Tính đến thời điểm hiện tại, Comp Nou vẫn là sân vận động lớn nhất châu Âu.

Những năm sau, dù thành công nhưng câu lạc bộ Barcelona không làm các cổ động viên thỏa mãn. Ban lãnh đạo đội bóng không tiếc khi vung tiền chiêu mộ “bom tấn” nhưng vẫn không thể có danh hiệu C1. Dù được dẫn dắt bởi những huấn luyện viên và các cầu thủ tài ba như Rinus Michels, Terry Venables, Diego Maradona hay Gary Lineker, Hughes,… nhưng người Catalan vẫn “trắng tay”.

Sau bao nhiêu năm thất bại, cuối cùng cũng giành chức vô địch Cúp C1 lần đầu tiên vào năm 1992. Hai năm sau, đội bóng xứ Catalan cũng đã lọt vào trận chung kết C1 nhưng không dành chiến thắng. Tới năm 1996, câu lạc bộ Barcelona đã có được chữ ký của tiền đạo Ronaldo với mức phí 19,5 triệu USD từ PSV Eindhoven.

Cũng tại mùa bóng 1996, với bộ đôi Figo – Ronaldo, Barca dễ dàng đoạt Cup nhà vua và chiếc cúp C2 khi Ronaldo là người ghi bàn thắng duy nhất trong trận chung kết trước Paris SG. Thi đấu với phong độ chói sáng, đội bóng xứ Catalan tiếp tục giành thêm hai chức vô địch quốc gia vào các năm 1998 và 1999, Barca cũng đã giành Cup quốc gia mùa giải 1997 – 1998. Dẫu vậy, việc bán Ronaldo cho Inter Milan cùng với việc Figo gia nhập đại kình địch Real Madrid khiến thành tích của Barca đi xuống vào những năm sau đó.

Sau hai chức vô địch 1998 và 1999, Barca dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Louis van Gaal liên tiếp trải qua những mùa bóng trắng tay. Kết quả, van Gaal phải ra đi, thay thế ông là huấn luyện viên Frank Rijkaard.

Mùa giải đầu tiên dưới thời Frank Rijkaard, Barca đã có được chữ ký của tiền vệ lừng danh Ronaldinho với mức phí 28 triệu euro, tuy nhiên họ lại thi đấu không thực sự thành công khi mùa giải này Barca không giành được danh hiệu nào.

Mùa bóng năm 2005 – 2006, đội bóng xứ Catalan chính thức ra mắt cầu thủ trẻ Messi, người mà sau này đã trở thành cầu thủ trẻ xuất sắc nhất thế giới. Cũng chính ở mùa giải đó, Barca đăng quang chức vô địch UEFA Champions và bảo vệ thành công chức vô địch La liga.

Ở những năm sau đó, Barca giành chức vô địch UEFA Champions League vào các năm 2009, 2011 và 2015.

Áo thi đấu Barca

Màu áo đặc trưng của câu lạc bộ Barcelona là màu xanh và đỏ, chính từ màu áo, biệt danh “Barca” trong tiếng Catalan ra đời, danh từ mà các cầu thủ và người hâm mộ sử dụng khá rộng rãi.

Màu áo truyền thống của Barca.

Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân dẫn đến việc lựa chọn màu áo truyền thống của Barcelona, nhiều người cho rằng mào áo Barca được tạo ra bởi ý tưởng của Joan Gamper, người sáng lập nên câu lạc bộ. Người ta đã khẳng định Gamper chọn 2 màu sắc xanh và đỏ dựa trên màu trắc đội bóng quê hương của ông – FC Basel, một câu lạc bộ Thụy Sỹ. Tuy nhiên, không có tài liệu nào chứng minh điều trên.

Những danh hiệu của đội bóng Barca

  • Cúp La liga: 25 lần

Đội bóng xứ Catalan đã “thống trị” La Liga 25 lần, đó là vào các mùa bóng: 1928 – 29; 1944 – 45; 194 7– 48; 1948 – 49; 1951 –5 2; 1952 – 53; 1958 – 59; 1959 – 60; 1973 – 74; 1984 – 85; 1990 – 91; 1991 – 92; 1992 – 93; 1993 – 94; 1997 – 98; 1998 – 99; 2004 – 05; 2005 – 06; 2008 – 09; 2009 – 10; 2010 – 11; 2012 – 13; 2014 – 15; 2015 – 16 và 2017 – 18.

  • Cúp Nhà vua Tây Ban Nha: 30 lần

Barca từng có 30 lần giành cúp nhà vua Tây Ban Nha, đó là những mùa giải: 1909–10; 1911–12; 1912–13; 1919–20; 1921–22; 1924–25; 1925–26; 1927–28; 1941–42; 1950–51; 1951–52; 1952–53; 1956–57; 1958–59; 1962–63; 1967–68; 1970–71; 1977–78; 1980–81; 1982–83; 1987–88; 1989–90; 1996–97; 1997–98; 2008–09; 2011–12; 2014–15; 2015-16; 2016-17 và 2017-18.

  • Siêu cúp Tây Ban Nha: 13 lần, đó là những năm: 1983, 1991, 1992, 1994, 1996, 2005, 2006, 2009, 2010, 2011, 2013, 2016, 2018.
  • Cúp Liên đoàn Tây Ban Nha: 2 lần, vào các mùa giải 1982-1983; 1985-1986
  • UEFA Champions League: 5 lần, đó là những mùa bóng 1991-1992; 2005-2006; 2008-2009; 2010-2011; 2014-2015.
  • Cúp C2: 4 lần, đó là những mùa giải 1978-1979; 1981-1982; 1988-1989; 1996-1997.
  • Cúp C3: 3 lần, vào các năm 1958; 1960 và 1966.
  • Cúp vô địch thế giới các câu lạc bộ: 3 lần, đó là những năm 2009, 2011, 2015.
  • Siêu cúp bóng đá châu Âu: 5 lần, đó là những năm 1992, 1997, 2009, 2011, 2015

Fan Barca được gọi là gì

Fan Barca được gọi là Cules. Nguồn gốc của từ Cules chính là từ “cul”  hay “culo” trong tiếng Tây Ban Nha, có nghĩa là “cái mông”. Từ Cules xuất hiện vào năm 1909, khi Barca còn chơi trên sân vận động Đường Công Nghiệp. Sân này có sức chứa nhỏ trong khi nhu cầu xem bóng đá của người dân là rất lớn, điều đó đã khiến nhiều người phải đứng xem.

Sau đó, có người gợi ý sử dụng bề mặt tường thành xung quang làm chỗ ngồi cho khán giả không có chỗ ngồi, ý tưởng này đã được rất nhiều người tán thành. Tất nhiên, khi ngồi trên bức tường thành như vậy, những người đi ngoài đường chỉ nhìn thấy những cái mông của khán giả. Từ đó, cái tên ngộ nghĩnh “Cules” ra đời.

Thịnh Hữu

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT

Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?

Soi kèo Bóng đá Tây Ban Nha

Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Thêm tin tức
Bạn muốn tắt quảng cáo?