Bạn muốn tắt quảng cáo?

Truyền thông: kẻ thù và vũ khí của bóng đá Anh

Thứ Năm, ngày 28/02/2019 - 21:13
5/5 của 1 đánh giá

Không phải ngẫu nhiên mà Premier League trở thành giải đấu hấp dẫn nhất thế giới. Có thể ở đâu đó, người ta coi La Liga mới là giải đấu hàng đầu, nơi có Messi thi đấu mỗi cuối tuần. Nhưng hãy xem kìa, đêm qua một trận Siêu kinh điển ở Tây Ban Nha cũng đâu được chú ý nhiều như trận Derby London.

Tham khảo thêm:

Câu chuyện tốn nhiều giấy mực nhất của làng trong những ngày qua là cuộc “phản thầy” của Kepa, thủ môn số một tại . Nói nghiêm trọng thì cũng khá nghiêm trọng vì khi đó Caballero đã khởi động và sẵn sàng vào sân. Sarri đã đưa ra quyết định và đúng ra thì Kepa phải tôn trọng quyết định đó. Nhưng ở một góc độ khác, Kepa đã chơi tốt trong cả trận. HLV định thay anh ra vì nghĩ anh bị chấn thương nhưng thực tế không phải vậy. Bác sĩ sau đó đã thông báo với Sarri là Kepa vẫn có thể thi đấu được. Dưới góc nhìn này, chúng ta hoàn toàn có thể thông cảm được cho phản ứng của Kepa.

Truyền thông Anh đã thổi phồng mối quan hệ căng thẳng giữa Kepa và Sarri?

Nhưng ở nước Anh, không có chỗ cho sự “thông cảm” kiểu này. Sau trận đấu, các bình luận viên, nhà báo, cựu cầu thủ, huấn luyện viên đã được tập hợp đông đủ trên các mặt báo. Mỗi người đưa ra một ý kiến. Không nói chuyện đúng sai ở đây, chỉ cần lắm thầy thì đã đủ ma rồi. Rồi lại có những “tiết lộ” nghe đầy bí ẩn từ phòng thay đồ của Chelsea. Sự việc bỗng nhiên bị đẩy lên mức độ mới bất chấp ngay sau trận cả Sarri và Kepa đều đã có những lời giải thích mà nếu nghe cho kỹ chúng ta cũng đều thấy là có lý.

Tất cả những chiêu trò này không có gì là lạ ở nước Anh, nơi truyền thông luôn biết cách làm bùng lên những cơn sóng từ những sự vụ nhỏ nhất. Nó như hình ảnh một bát gạo bị thổi phồng lên bung cả ra ngoài sau khi được nấu chín vậy. Chính những tác động mạnh mẽ đó của truyền thông Anh đã làm cho những câu chuyện bên lê của bóng đá Anh dành được nhiều sự quan tâm hơn. Từ khái niệm WAG cho đến những tiết lộ hậu trường, trên sân tập. Những câu chuyện đó tạo thêm sức thu hút cho bóng đá Anh, khiến người ta tò mò thêm thích thú với những gì xảy ra ở đây. Và đó cũng chính là lý do khiến cho bóng đá Anh đã thu được thành công lớn trên khắp thế giới.

Chẳng mấy ai biết Messi cũng đã từng làm điều tương tự

Dĩ nhiên, trong hiện đại, việc làm truyền thông để thu hút sự chú ý của người hâm mộ là không có gì phải bàn cãi. Nhưng hãy so sánh, trong một vụ việc tương tự ở Tây Ban Nha khi Messi từ chối sự thay đổi người của Luis Enrique. Không có lời giải thích nào phải đưa ra cả. Người ta chấp nhận việc đó bởi cả hai đã nói chuyện với nhau và bỏ qua sự việc. Với một ngôi sao lớn như Messi, câu chuyện đó cũng không bị đẩy đi quá xa. Nhưng ở Anh, mọi việc không thể nhẹ nhàng như thế được. Kepa sau khi bị gán cho mác “phản thầy” sẽ bị soi mói ở khắp mọi nơi mà anh đến. Trong trận đấu với Tottenham đêm qua, cứ sau một hình ảnh của Caballero là lại có một hình ảnh của Kepa đang ngồi trên băng ghế dự bị. Rõ ràng là có những ý đồ của người đạo diễn.

Ở góc độ tiêu cực, việc gây chú ý và thổi phồng quá mức một sự việc có thể đem lại rất nhiều hậu quả. Kepa còn trẻ, anh sẽ sống sao với cái mác “kẻ phản thầy” mà giới truyền thông đã đặt ra cho mình  Không phải ngẫu nhiên mà trong suốt hai thập kỷ đi lên không ngừng của , bóng đá Anh ở cấp độ đội tuyển lại dường như đi xuống. Không nơi nào có nhiều thần đồng “chết trẻ” như ở nước Anh. Người ta từng tranh cãi về vui trí của Lampard và Gerrard. Thắc mắc xem David Beckham sẽ để kiểu tóc nào. Và những ánh mắt soi mói vào đời tư của tất cả những cầu thủ ngay cả từ khi họ còn rất trẻ. Đi bar, mua xe, sắm sửa, nghỉ mát hay bất cứ thứ gì mà các cầu thủ có thể làm. Không ở đâu, những vụ việc như vậy được đưa lên mặt báo với mật độ dày đặc như ở nước Anh. Nó tạo thêm những áp lực bên ngoài với cầu thủ khiến cho họ càng khó có thể tập trung vào chơi bóng.

Truyền thông Anh là con dao 2 lưỡi với giới bóng đá

Sức mạnh của truyền thông là không thể bàn cãi. Nhưng cái gì cũng có hai mặt của nó. Nếu truyền thông đã đưa Premier League từ một giải đấu hạng hai lên thành giải đấu hàng đầu thế giới với rất nhiều tiền bạc và danh tiếng thì cũng chính nó là kẻ thù của các cầu thủ. Hãy nhìn Kepa, cậu nhóc đáng thương mới đến từ Tây Ban Nha lúc này chỉ ước gì sẽ có ai đó tạo nên một sandal mới để phủ lấp trên câu chuyện tồi tệ của mình.

Long Win

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT

Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Thêm tin tức
Bạn muốn tắt quảng cáo?