Hà Nội FC và TP.HCM đang xuất sắc đi đầu V.League

Thứ Ba, ngày 16/03/2021 - 15:09
2.3 /5 của 3 đánh giá

Hà Nội FC và TP.HCM là 2 đội bóng đang đi đầu V.League trong công cuộc thu hút các nhãn hàng, doanh nghiệp tài trợ. Đây là biểu hiện của sự chuyên nghiệp hóa bóng đá tại Việt Nam.

V.League ngày một chuyên nghiệp, đồng nghĩa các đội bóng cũng chịu khó thay đổi để tiến lên chuyên nghiệp. Một trong những sự thay đổi rõ nhất và việc ý thức tầm quan trọng và vai trò của công tác marketing, từ đó thu hút các nhãn hàng và doanh nghiệp tài trợ.

Hình ảnh cầu thủ ra sân với áo đấu “đính kèm” tên nhà tài trợ ở ngực, tay áo, vai áo với đủ các mặt hàng phong phú từ nước tăng lực, sữa, giày, gạo… hay danh tính các đối tác lớn dần trở nên phổ biến hơn tại V.League. Áo đấu của đội bóng nào càng chi chít nhãn hàng, chứng tỏ đội bóng đó có sức hút lớn với thị trường và khán giả.

Xét về mảng này, Hà Nội FC và TP.HCM đang đi đầu tại V.League. Dù không đạt đến các con số khủng như 2,8 triệu USD/mùa giống như các đội bóng đang thi đấu tại giải Ngoại hạng Anh, song những gì mà Hà Nội FC và TP.HCM thu về từ việc tài trợ áo đấu cũng là con số đáng mơ ước với nhiều đội bóng ở sân chơi cao nhất bóng đá Việt Nam (khoảng chục tỉ đồng đến cả 100 tỉ đồng/mùa).

Hà Nội FC nhận tài trợ lớn trên áo đấu

Ông Võ Lê Trung, Tổng giám đốc Công ty cổ phần thể thao Hà Nội T&T (đơn vị chủ quản của Hà Nội FC) cho biết: “Chúng tôi chào đón tất cả nhãn hàng có uy tín, chất lượng và tương ứng với tầm vóc CLB. Hạng mục thì rất nhiều từ trang phục, dinh dưỡng, nhà tài trợ vận chuyển… Các gói tài trợ có thể ở mức kim cương, vàng, bạc, tùy theo giá trị hợp đồng.

Mỗi năm số lượng các đơn vị muốn quảng bá hình ảnh trên áo đấu, áo tập của Hà Nội FC lại tăng lên và giá trị thương mại cũng lũy tiến. Để lợi nhuận tăng dần qua từng mùa, đội Hà Nội phải nỗ lực thi đấu tốt thì mới thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp”.

So với Hà Nội FC, TP.HCM cũng không hề kém cạnh, nhất là khi so về thành tích sân cỏ, TP.HCM còn thua xa đội bóng Thủ đô. Thế nhưng, khoản tiền kiếm về từ việc tài trợ áo đấu của đội bóng Sài thành vẫn rất đáng nể.

Mùa 2020, CLB TP.HCM có tổng cộng 9 nhà tài trợ chính thức thì sang đến mùa giải 2021, nó đã tăng lên 12, chưa kể một bản hợp đồng bom tấn chuẩn bị chờ công bố. Thành phần và chủng loại nhãn hàng cũng rất đa dạng từ bất động sản, thực phẩm đóng gói, bảo hiểm, nước suối... Những gói tài trợ của TP.HCM được thực hiện theo rất nhiều cách linh hoạt từ "tiền tươi thóc thật" hoặc sản phẩm, như việc hỗ trợ di chuyển, nước uống, thiết bị tập luyện...

TP.HCM nhận tài trợ khủng từ các nhà tài trợ

Một lãnh đạo TP.HCM chia sẻ: "Dù thời gian qua thành tích của đội chưa như kỳ vọng nhưng nhiều nhà tài trợ vẫn nguyện đồng hành. Lợi thế của CLB TP.HCM là lãnh đạo coi trọng yếu tố thương mại nên "mở lối" để đẩy mạnh hoạt động marketing.

Tuy nhiên ban đầu quá trình hợp tác gặp khó khăn bởi nhiều đại diện nhãn hàng chưa hiểu về quyền lợi mà bóng đá đem lại. Chẳng hạn họ đặt câu hỏi là tại sao chỉ một vài cái bảng trên sân lại tính giá lên đến hàng tỉ đồng. Lúc đầu khách hàng sẽ cảm thấy khó chịu vì chưa nhìn rõ được mối quan hệ to lớn giữa khán giả là đối tượng chính và hiệu quả marketing của họ.

Do vậy, TP.HCM đã phải đầu tư rất nhiều chất xám để sáng tạo ra các phương thức kết nối với các nhãn hàng. Một khó khăn nữa là phải cân bằng quyền lợi khách hàng và yếu tố chuyên môn vì không phải HLV nào cũng thoải mái ủng hộ cho cầu thủ đi tham gia các hoạt động cùng doanh nghiệp”.

Bình Định cũng bắt đầu đi theo xu thế 

Tuy nhiên, một số đội bóng tại V.League vẫn chưa bắt kịp với xu hướng hiện đại này. Khi được đặt câu hỏi chung là mỗi năm kiếm được bao nhiêu tiền từ quảng cáo trên áo đấu, một vài CLB đã trả lời rằng: “Ai lại kiếm tiền kiểu đó, cầu thủ ra sân mà áo lại đầy tên nhãn hàng thì khó coi lắm”.

Rõ ràng, với việc trở thành đầu tàu của giải đấu, Hà Nội FC và TP.HCM sẽ là khởi đầu và là tấm gương để các đội bóng khác áp dụng mô hình này, đồng thời tiếp tục nhân rộng trong tương lai.

Bình luận bài viết

Soi kèo Bóng đá Việt Nam