Bạn muốn tắt quảng cáo?

Bầu Đức và 3 cuộc “cách mạng" đi trước thời đại

Thứ Tư, ngày 22/04/2020 - 15:23
3/5 của 3 đánh giá
Bóng đá không chỉ mang tới niềm vui cho người hâm mộ, mà ở đó còn là những cuộc “cách mạng” mang ý nghĩa lớn về chiến thuật cũng như tầm nhìn. Nói về vấn đề này ở Việt Nam, bầu Đức là cái tên đang làm rất tốt điều đó.

Bầu Đức không chỉ biến HAGL thành một thế lực trong quá khứ và nhận được cảm tình lớn ở hiện tại mà những đóng góp của ông cho bóng đá Việt Nam là điều rất khó để có thể đong đếm. Vị chủ tịch đội bóng phố núi luôn là người tiên phong cho những tư duy, những cuộc cách mạng đi trước thời đại ở môn thể thao vua, bắt đầu với làn sóng “Mang cầu thủ Thái Lan về chơi cho CLB Việt Nam.

Mang cầu thủ Thái Lan về thi đấu cho CLB Việt Nam

Những năm 2000, khi bầu Đức chính thức bước vào con đường làm bóng đá chuyên nghiệp, khi ấy, Việt Nam còn kém xa so với kỳ phùng địch thủ Thái Lan. Nhận thức được điều này, ông quyết định mua về không ít cầu thủ tới từ xứ chùa Vàng để họ gia nhập HAGL.

Mục đích mà bầu Đức nhắm tới không chỉ đơn giản là cải thiện sức mạnh của đội bóng phố núi, giúp HAGL 2 năm liên tiếp vô địch V-League cũng như cúp quốc gia mà xa hơn là để những gương mặt đóng vai trò quan trọng ở đội hình tuyển Thái Lan sang “truyền bá" các phương án bóng đá mà họ từng được đào tạo ở quê nhà.

>> Xem thêm: Bình luận cập nhật

Điều ấy không chỉ giúp chất lượng V-League thêm phần nâng cao mà xa hơn là giúp chính các cầu thủ Việt Nam hiểu rõ hơn đối phương đồng thời cải thiện các kĩ năng chuyên môn để khi chạm trán nhau trong màu áo tuyển quốc gia, chúng ta có thể dễ bề ngăn cản họ.

Bầu Đức từng mang nhiều cầu thủ Thái Lan về với HAGL

Bằng việc chi ra các khoản tiền khổng lồ thời điểm đó, HAGL liên tục là điểm đến của các cầu thủ Thái Lan, nổi bật nhất là Kiatisak. Sau huyền thoại có biệt danh là “Zico Thái", hàng loạt ngôi sao khác ở xứ chùa Vàng cập bến sân Pleiku như: Chukiat, Dusit, Sakka… Họ ít nhiều đều tạo nên các danh ấn riêng biệt trong màu áo HAGL.

Chí ít, những gì họ mang lại cũng giúp nâng cao chất lượng giải đấu và nâng cao khả năng của chính các cầu thủ Việt Nam. Khi bóng đá Thái Lan không còn quá vượt trội so với chúng ta, có ít hơn những ngôi sao xứ chùa Vàng sang mảnh đất hình chữ S chơi bóng. Và đó là thời điểm, bầu Đức tiếp tục có một cuộc “cách mạng” khác.

Bỏ cách làm bóng đá hoang phí, tập trung cho đào tạo trẻ

Sau khi nhận thấy HAGL đã có chỗ đứng nhất định tại V-League, bầu Đức hiểu rằng đã tới lúc ông không cần phải quá mạnh tay vào thị trường chuyển nhượng để mang về các ngôi sao. Nghĩ về tương lai xa hơn, ông quyết định sang tận xứ sương mù để gặp HLV Arsene Wenger và chỉ sau một câu nói của chiến lược gia người Pháp: “Hãy về phát triển bóng đá trẻ trước khi nghĩ tới chuyện sang châu Âu học hỏi" mà bầu Đức đã quyết định thành lập “Học viện bóng đá HAGL Arsenal JMG".

Việc kết hợp được với đội bóng thủ đô London không chỉ giúp bóng đá Việt Nam nói chung và HAGL nói riêng có một đối tác kinh doanh nổi tiếng toàn cầu để quảng bá đi hình ảnh đất nước mà thông qua đó, bầu Đức cũng muốn CLB xây dựng cách làm bóng đá như Arsenal - đội luôn rất giỏi trong việc đào tạo trẻ phát triển thêm cho ban lãnh đạo HAGL cách đi để gây dựng CLB.

Ông cũng đồng thời tập trung vào đào tạo trẻ, mở đầu cho nhiều trung tâm mở ra hiện tại

Học viện bóng đá HAGL chính là nơi ươm mầm cho lứa cầu thủ được xem như thế hệ vàng nước nhà hiện tại, với những: Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh, Văn Thanh, Văn Toàn,... Lối chơi đẹp mắt họ tạo ra cũng khiến cho người hâm mộ thích thú và dành tình cảm lớn cho đội chủ sân Pleiku.

Nhưng quan trọng hơn của việc bầu Đức xây dựng Học viện HAGL là tạo nên một hiệu ứng, khiến những ông bầu khác cũng nghĩ và bắt tay thực hiện việc xây dựng Học viện. So với thời chỉ có lò SLNA và sau đó là HAGL, hiện Việt Nam còn có lò Hà Nội, lò Viettel, lò PVF, lò Bình Dương... và nhiều lò lớn nhỏ khác nữa, kết hợp với những tên tuổi như Juventus…

Đó rõ ràng là tín hiệu đáng mừng cho nền bóng đá nước nhà, mở ra một tương lai tươi sáng cho các cấp độ ĐT Việt Nam.

Các cầu thủ xuất ngoại

Chuyện xuất ngoại của cầu thủ Việt Nam chẳng phải đến lúc bầu Đức nắm HAGL mãi về sau này mới có. Trong quá khứ, chúng ta đã có Huỳnh Đức, Công Vinh ra nước ngoài nhưng khác ở chỗ, các học trò của bầu Đức xuất ngoại khi họ còn khá trẻ.

Dù cho Xuân Trường, Công Phượng hay Tuấn Anh chưa thực sự tạo ra được nhiều dấu ấn khi vươn ra khỏi lãnh thổ Việt Nam nhưng quan trọng hơn, họ được trải nghiệm và học hỏi những kiến thức quý báu về chiến thuật, về kĩ năng và tư duy bóng đá. 

Ông cũng mở ra làn sóng xuất ngoại của các cầu thủ

Chính các điều đó sẽ giúp không chỉ các cầu thủ này mà cả các những đồng đội của họ cũng được nâng cao khi họ mang theo đó những kinh nghiệm học được về với Việt Nam.

Điều này cũng mở ra cho nhiều thương vụ có khả năng xuất ngoại mà Văn Hậu chỉ là một trường hợp ít ỏi. Cầu thủ của Hà Nội cũng chưa thực sự thành công nhưng về nền tảng thể lực hay các vấn đề chuyên môn, anh đã cải thiện rất nhiều so với thời điểm còn ở Việt Nam.

Dương Anh

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT

Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Thêm tin tức
Bạn muốn tắt quảng cáo?