Bạn muốn tắt quảng cáo?

Bóng đá phía Nam: Từ trận cầu đoàn tụ ở quá khứ tới nỗi niềm hiện tại

Thứ Năm, ngày 30/04/2020 - 13:30
5/5 của 1 đánh giá
Ngày 30/4/1975 là thời điểm mà chúng ta giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngoài cột mốc lịch sử ấy, với những người hâm mộ bóng đá ở lãnh thổ Việt Nam, ngày 7/11/1976 cũng là ngày trọng đại khi đó là thời điểm của một cuộc so tài mà người ta gọi là “Trận cầu đoàn tụ".

Thời điểm ấy, ngày 7/11/1976 là lúc diễn ra trận bóng đá đầu tiên của 2 miền Nam - Bắc. Cuộc so tài ở sân Thống Nhất ngày ấy vượt qua cả những khuôn khổ về thể thao, đó là khát khao và niềm hạnh phúc vô bờ của người dân trên lãnh thổ Việt Nam với màn đọ sức mà người ta gọi với cái tên thân mật là “Trận cầu đoàn tụ".

2 CLB xuất sắc nhất đại diện cho 2 miền bước vào trận đấu năm đó là Tổng cục Đường sắt Việt Nam - đội đang làm mưa, làm gió ở miền Bắc với hàng loạt các hào thủ như: Lê Thuỵ Hải, Mai Đức Chung hay Hoàng Gia trong khi ở phía đối diện là Cảng Sài Gòn - đội trước kia mang tên gọi là Tổng nha thương Cảng.

Cuộc so tài ấy khép lại với thắng lợi 2-0 dành cho đại diện của miền Bắc, nhưng hơn cả kết quả thắng thua, trận đấu ấy cho thấy tình đoàn kết, sự hạnh phúc với người dân 2 miền Bắc - Nam sau ngày xum họp. Quan trọng hơn, đó là bước khởi đầu để mở ra những trang mới trong lịch sử bóng đá nước nhà về sau này.

Bóng đá miền Nam từng có nhiều thành công trong quá khứ

Kể từ trận cầu lịch sử năm 1976 cho tới mãi giải VĐQG đầu tiên của chúng ta được tổ chức vào năm 1980 (Khi ấy mang tên gọi là giải A1 toàn quốc), các CLB ở mọi miền hiếm khi có cơ hội được chạm trán nhau vì khoảng cách địa lý đồng thời ban tổ chức cũng phân công dựa theo từng vùng.

Vẫn có những CLB nổi bật ở từng miền, nhưng hơn cả, trong thời điểm mà đất nước còn nhiều khó khăn sau chiến tranh, bóng đá miền Nam lại toả sáng rực rỡ nhất. Năm 1986, Cảng Sài Gòn giành chức vô địch quốc gia và chỉ 3 năm sau đó, tới lượt Đồng Tháp có vinh dự tương tự.

Tiếp nối thành công ấy, những Hải Quan, Công an TP.HCM, Cảng Sài Gòn hay Đồng Tháp liên tục lên ngôi trong quãng thời gian từ 1991-1997.

Nhưng hiện tại đang là giai đoạn có phần thoái trào

Đó thực sự là đỉnh cao của bóng đá phía Nam tại quốc gia. Nhưng rồi, sau những năm tháng huy hoàng ấy, khi mà môn thể thao vua ở Việt Nam bước vào con đường chuyên nghiệp hoá kể từ đầu năm 2000, các CLB miền Nam cũng dần thoái trào. 

Hiện tại, ở sân chơi cao nhất quốc gia là V-League, chỉ có 3 đội bóng là của miền Nam còn thi đấu, đó là , Bình Dương và . Các CLB còn lại chủ yếu chơi tại hạng nhất đồng thời cũng không đặt nhiều mục tiêu thăng hạng khi lực lượng còn khá yếu và thiếu.

Bóng đá phía Nam vẫn có nhiều CLB ở các hạng đấu của nước nhà nhưng để đạt được thành công như trong quá khứ là điều rất khó vào thời điểm này. Đó thực sự là nỗi niềm với người dân khu vực ấy, nhất là sau khi họ nghĩ về những năm 90 của thế kỉ trước, nghĩ về “trận cầu đoàn tụ" và thời điểm mà bóng đá miền Nam từng tung hoành và hô mưa, gọi gió ở các giải đấu cao nhất quốc gia.

Dương Anh

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT

Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?

Soi kèo Bóng đá Việt Nam

Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Thêm tin tức
Bạn muốn tắt quảng cáo?