Đấu Việt Nam, Nhật Bản không thích được gọi là đội đá cửa trên
Nhật Bản không thích được gọi là đội đá cửa trên bởi mỗi lần chơi với tư thế là đội bóng cửa trên họ lại gặp rất nhiều khó khăn hoặc thậm chí phải nhận bàn thua.
-
Trọng tài trận Việt Nam – Nhật Bản: Khắc tinh của lứa cầu thủ Quang Hải
-
Đội tuyển Việt Nam làm “chuột bạch” cho công nghệ VAR tại Asian Cup
-
Báo Nhật “bỏ quên” Quang Hải khi nói về ĐT Việt Nam
-
Cựu sao Premier League nhắn tin động viên Quang Hải trước thềm trận tứ kết
-
Cận cảnh khách sạn đóng quân sang chảnh của đội tuyển Việt Nam
Tham khảo thêm:
Trận đấu giữa ĐT Việt Nam và ĐT Nhật Bản trong khuôn khổ vòng tứ kết Asian Cup 2019 sẽ diễn ra vào ngày 24/1. Đây là trận đấu Nhật Bản được đánh giá rất cao bởi họ đang tỏ ra vượt trội so với ĐT Việt Nam cả về chất lượng đội hình lẫn thành tích thi đấu. Nhật Bản là một trong những ứng cử viên hàng đấu cho chức vô địch Asian Cup 2019 nhưng vì lý do này có thể họ sẽ không thích được gọi là đội cửa trên.
Tại Asian Cup 2019, hai lần Nhật Bản đá cửa dưới là hai lần họ nhẹ nhàng giành chiến thắng. Ngược lại khi họ chơi với tư thế cửa trên thì lại gặp khó khăn và chiến thắng không thuyết phục.
Cụ thể, ở 2 trận đấu trước Uzbekistan, Saudi Arabia, Samurai xanh chủ động nhường thế trận, đá cửa dưới và chỉ cầm bóng 42%, 27%. Uzbekistan dứt điểm 9 lần song chỉ có 2 pha trúng đích và ghi 1 bàn thắng. Saudi Arabia tệ hơn, dứt điểm tới 16 lần và chỉ trúng đích 1, không thành bàn. Lối chơi đặt đối thủ ở cửa trên của Nhật Bản thực sự lợi hại.
Ở 2 trận đấu trước Turkmenistan (3-2) và Oman (1-0), Nhật Bản chơi kiểm soát trận đấu, lần lượt cầm bóng tới 69%, 61%. Tuy nhiên ở những trận đấu này, Nhật Bản lại rất vất vả mới có được chiến thắng với cách biệt tối thiểu.
Trong cuộc đối đầu với ĐT Việt Nam, Nhật Bản hoàn toàn có thể chơi chiến thuật “cửa dưới” để giữ bài cho những trận ở vòng đấu tiếp theo. E rằng với kinh nghiệm và những toan tính của Nhật Bản, Việt Nam khó có thể làm khó đối thủ.
Phong Trần