Bạn muốn tắt quảng cáo?

Nguyên nhân khiến Đình Trọng phải lên bàn mổ lần 3

Thứ Tư, ngày 02/09/2020 - 12:50
2.8/5 của 37 đánh giá
Việc trở lại thi đấu sớm hơn nhiều so với lộ trình phục hồi chấn thương đứt dây chằng là nguyên nhân chính khiến Đình Trọng đã nặng lại càng nặng thêm.

Cuối tháng 6/2019, Đình Trọng phẫu thuật chấn thương đứt dây chằng chéo trước ở Singapore. Tháng 3/2020, anh phải quay lại Singapore tái khám. Tháng 8/2020, Đình Trọng mổ lại sụn ở đầu gối. Như vậy là chỉ hơn 1 năm, Đình Trọng có tới 3 lần phải kiểm tra vấn đề xung quanh cái đầu gối trái của mình.

Một bác sỹ nói với Bongdaplus: “Sụn của Đình Trọng bị rách hoặc dập nặng nên mới cần có sự can thiệp của phẫu thuật. Khi sụn rách thì bác sỹ phẫu thuật sẽ tiến hành khâu hoặc cắt bỏ đi và tạo hình lại sụn. Bởi nếu cứ để tình trạng sụn rách thì sẽ dẫn đến tràn dịch nặng và thoái hóa khớp, nặng dần thêm theo thời gian”.

Đình Trọng phải lên bàn mổ lần thứ 3

Vấn đề ở đây có thể là bởi Đình Trọng phải trở lại sân cỏ sớm hơn lộ trình. Cụ thể là chỉ sau đúng 7 tháng, Đình Trọng đã phải chơi 3 trận liên tiếp ở VCK U23 châu Á 2020. Bao gồm: 36 phút trận gặp UAE, 53 phút trận gặp Jordan và 90 phút trận gặp Triều Tiên. Bác sỹ này nhấn mạnh: “Kể cả ở châu Âu thì các cầu thủ cũng không thể vội vàng thi đấu với mật độ như thế. Họ rất có ý thức bảo vệ đôi chân của mình”.

Thực tế, HLV Park Hang Seo đã rất băn khoăn trong việc có nên sử dụng Đình Trọng. Chính bản thân ông đã phải tiếc nuối loại anh khỏi chiến dịch giành vàng ở SEA Games 2019 của U22 Việt Nam vì muốn bảo vệ đôi chân của cầu thủ này. Nhưng đến VCK U23 châu Á 2020, vị chiến lược gia Hàn Quốc quyết định dùng Đình Trọng. Và đó là một trong những lý do khiến đầu gối của Đình Trọng tái phát chấn thương. Đấy là chưa kể về Hà Nội FC, dù chỉ là tham gia một số trận đấu tập nhưng Đình Trọng vẫn bị tràn dịch đầu gối.

Đó cũng là lý do vì sao Đình Trọng phải quay lại Singapore hồi tháng 3. Và đây cũng là lý do lớn tác động đến việc Đình Trọng phải phẫu thuật lần thứ 2 ở TP.HCM vào đầu tháng 8. Một vấn đề nữa được biết là phương pháp phẫu thuật của Đình Trọng ở Singapore không mang đến hiệu quả như mong đợi.

Có nhiều nguyên nhân khiến đầu gối của Đình Trọng chuyển biến xấu

Bác sỹ Trương Dũng có viết trên facebook: “Việc đưa cầu thủ đi mổ ở Singapore là tốt, nhưng tốt hơn nữa là chọn phương pháp mổ. Đối với cầu thủ thì cần phải chọn các phương pháp mổ tốt nhất để bảo đảm dây chằng đủ chắc và vận hành tối ưu. Theo tìm hiểu thì Đình Trọng chỉ được mổ với phương pháp thông thường.

Mình cũng đã cảnh báo Trọng cần được tập luyện và theo dõi hết sức cẩn trọng bởi các chuyên gia am hiểu về thể thao và chấn thương thì mới trở lại thi đấu được. Việc tập luyện theo dõi chăm sóc sau mổ thường là “Mắt xích yếu” làm cho quá trình điều trị thất bại. Theo đánh giá của riêng mình thì các chuyên gia chăm sóc cho Đình Trọng biết về chấn thương, biết về tập luyện, hồi phục...nhưng ngược lại họ không am hiểu về phẫu thuật, do đó họ khó hiểu được khi nào cầu thủ nên trở lại thi đấu và cũng ko hiểu được tại sao cầu thủ không thể thi đấu tốt”.

Nhật Anh

 

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT

Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?

Soi kèo Bóng đá Việt Nam

Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Thêm tin tức
Bạn muốn tắt quảng cáo?