Futsal là gì? Luật Futsal mới nhất của FIFA

Chủ Nhật, ngày 23/12/2018 - 09:13
5 /5 của 1 đánh giá

Bóng đá không chỉ chơi ngoài sân với 11 người một đội mà có thể chơi trong nhà với 5 người một đội gọi là futsal. Futsal là gì? Tìm hiểu luật futsal mới nhất.

Futsal là gì? Khái quát về môn futsal

Giải thích tên gọi

Futsal là tên gọi môn thể thao bóng đá trong nhà như một hình bóng đá mini. Tên gọi “futsal” bắt nguồn từ tiếng Bồ Đào Nha “futebol de salão” và “fútbol sala/de salón” trong tiếng Tây Ban Nha, dịch ra tiếng Việt là bóng đá trong nhà.

futsal là gì

Môn futsal có nhiều điểm tương đồng và khác môn bóng đá thông thường. Số lượng cầu thủ mỗi đội trong môn futsal là 5 người. Sân thi đấu trong nhà có kích thước nhỏ hơn, bóng thi đấu nặng hơn và nhỏ hơn quả bóng dùng trong bóng đá 11 người.

Lịch sử ra đời

Nếu như môn bóng đá 11 người được khai sinh tại Trung Quốc từ trước Công nguyên thì bộ môn bóng đá trong nhà ra đời khoảng năm 1930 tại đất nước Nam Mỹ Uruguay.

Năm đó, Uruguay đăng cai vòng chung kết Cúp bóng đá thế giới lần đầu tiên tại Montevideo.

Lịch sử ghi nhận người có công đầu sáng tạo ra bộ môn bóng đá mini này là Juan Carlos Ceriani. Thời gian đó ông sáng tạo ra một trò chơi đá bóng có thể chơi trong nhà hay cả ngoài trời mà mỗi đội chỉ cần có 5 người.

Cùng khoảng thời gian này ở Brazil người ta cũng sáng tạo ra một thể loại bóng đá khác chơi trên sân bóng rổ. Đến năm 1958,  Liên đoàn thể thao Brazil đã thông qua luật lệ chính thức đầu tiên cho môn thể thao này và gọi nó là futebol de salão hay bóng đá trong nhà.

Gần 20 năm sau, khi người ta không muốn tách biệt hẳn môn bóng đá trong nhà với bóng đá 11 người thì Liên đoàn bóng đá trong nhà thế giới (Federación Internacional de Fútbol de Salón, International Futsal Federation = FIFUSA) đã ra đời năm 1971.

11 năm sau, Giải vô địch bóng đá trong nhà thế giới đầu tiên được tổ chức ở São Paulo năm 1982. Do một cuộc tranh cãi với FIFA về việc quản lý fútbol, FIFUSA đã thành lập ra futsal năm 1985.

Thời gian sau đó FIFA và FIFUSA có nhiều hoạt động chồng chéo và cạnh tranh ảnh hưởng lẫn nhau. Tới năm 2002, một tổ chức bóng đá trong nhà quốc tế độc lập với FIFA có tên là Hiệp hội bóng đá trong nhà thế giới (Asociación Mundial de Fútbol de Salón, World Futsal Association, viết tắt là AMF). FIFA cùng với  AMF tiếp tục công việc quản lý bóng đá trong nhà của các thành viên cho tới ngày nay.

Luật Futsal mới nhất của FIFA

Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA ban hành luật futsal mới nhất cụ thể như sau.

Luật 1: Sân thi đấu

Sân thi đấu futsal được làm bằng gỗ hoặc vật liệu nhân tạo hoặc  bất kỳ vật liệu chuyên dụng khác bằng phẳng, mịn màng và không dễ bị mài mòn.

Sân thi đấu tiêu chuẩn quốc tế có kích thước chiều dài tối thiểu 38m, tối đa 42m, và chiều rộng tối thiểu 20m, tối đa 25m.

futsal là gì

Đối với việc tổ chức các trận đấu ở cấp độ thấp hơn, sân thi đấu có thể có kích thước dài nhỏ hơn từ 25-42m và chiều rộng từ 16-25m. Trong mọi trường hợp, sân thi đấu phải là hình chữ nhật có đường biên dọc dài hơn đường biên ngang. Trần nhà thi đấu phải cao tối thiểu 4m trở lên.

Kích thước khung thành bóng đá mini 5 người cụ thể là rộng 3m (khoảng cách của mép trong hai cột dọc), cao 2m (từ mặt đất tới mép trong xà ngang) và sâu 1,2m (tính đến hết mép lưới). Xà ngang cột dọc của khung thành phải được sơn màu trắng, và có cùng kích thước là 8cm. Lưới của khung thành phải có màu trắng được làm bằng sợi tổng hợp hoặc nilon.

Luật 2: Bóng thi đấu

FIFA quy định bóng sử dụng trong thi đấu futsal là cỡ số 4, chu vi quả bóng từ 62-64cm (nhỏ hơn bóng trong bóng đá 11 người cỡ số 5). Độ nảy trái bóng phải ít hơn 30%, nặng hơn và ít nảy hơn trái bóng trong bóng đá 11 người.

Áp suất của bóng dao động trong khoảng tối thiểu 400 đến tối đa 600gr/cm2. Trọng lượng quả bóng thời điểm trước lúc bắt đầu trận đấu ở trong khoảng 400-440g.

Chỉ có trọng tài mới có quyền quyết định bóng thi đấu trong trận đấu.

Trường hợp trận đấu vẫn đang diễn ra mà bóng thi đấu bị hỏng, thì trọng tài cho phép tạm dừng trận đấu.

FIFA quy định không được sử dụng loại bóng làm bằng chất liệu nỉ trong các trận đấu quốc tế. Hoặc trái bóng trong lần thả đầu tiên ở độ cao 2m, bóng nảy tối đa tới 65cm và tối thiểu là 50cm.

Đối với những trận đấu thuộc FIFA hoặc các Liên đoàn bóng đá khu vực tổ chức như AFC, UEFA…, chỉ những quả bóng đã qua kiểm nghiệm và đạt được những yêu cầu kỹ thuật tối thiểu mới được sử dụng. Những quả bóng được FIFA kiểm nghiệm và công nhận đạt chuẩn có đóng dấu FIFA APPROVED hoặc FIFA INSPECTED.

Luật 3: Cầu thủ

Trong mỗi trận đấu futsal có hai đội, mỗi đội có tối đa là 5 cầu thủ, bao gồm 1 thủ môn.

FIFA quy định các trận đấu trực thuộc FIFA hay các liên đoàn thành viên được phép thay đổi cầu thủ dự bị. Mỗi đội được phép có tối đa 7 cầu thủ dự bị.

Mỗi đội không hạn chế số lần thay cầu thủ dự bị. Việc thay người có thể được tiến hành ngay cả khi bóng vẫn trong cuộc. Cầu thủ đã được thay ra sân vẫn được phép vào sân thay cầu thủ khác.

Quy trình thay người:

Cầu thủ rời sân phải ra khỏi đường biên dọc trong phạm vi khu vực thay người của đội mình. Cầu thủ vào sân thay người cũng vào sân từ khu vực thay người của đội nhà. Cầu thủ rời sân phải ra khỏi sân hoàn toàn cầu thủ vào thay mới được vào sân.

Trọng tài có quyền quyết định một cầu thủ dự bị có được vào sân thay người hay không.

Bất kỳ thành viên nào trong đội cũng có thể thay thế vị trí của thủ môn, riêng việc thay thủ môn phải được tiến hành khi trọng tài cho phép dừng trận đấu.

Những trường hợp vi phạm:

Nếu cầu thủ vào sân khi cầu thủ bị thay ra chưa hoàn toàn ra khỏi sân thì cầu thủ mới vào sân bị cảnh cáo, trận đấu tiếp tục bằng một quả phạt gián tiếp cho đội có đối phương.

Trong quá trình thay người, cầu thủ vào sân đứng sai vị trí thì trọng tài cho dừng trận đấu, cho đội có cầu thủ bị phạm lỗi hưởng quả phạt gián tiếp tại chỗ bóng dừng.

Trận đấu chỉ được bắt đầu khi mỗi đội có đủ 5 cầu thủ. trong trường hợp nhiều cầu thủ bị truất quyền thi đấu tới mức một trong hai đội không có đủ 3 cầu thủ trên sân thì trận đấu buộc phải dừng lại, trọng tài gửi báo cáo về Ban tổ chức giải.

Luật 4: Trang phục thi đấu của cầu thủ

Cầu thủ vào sân thi đấu không được mang bất kỳ vật gì gây nguy hiểm cho chính mình và cho các cầu thủ khác.

Trang phục cơ bản của một cầu thủ futsal gồm có: áo thun, quần đùi, bít tất dài, bọc ống quyển và giày. Trong đó, giày là loại giày làm bằng vải, da mềm hoặc giày thể thao đế cao su.

futsal là gì

Bọc ống quyển được làm từ những chất liệu có khả năng bảo vệ như cao su, nhựa, xốp. Bọc ống quyển phải được bít tất dài che kín hoàn toàn trong ống chân.

Trên mỗi áo cầu thủ phải có số và mỗi người mang một số áo khác nhau. Màu áo của cầu thủ 2 đội phải khác nhau và khác với màu áo của trọng tài.

Thủ môn phải mặc áo có màu dễ dàng phân biệt với các cầu thủ khác và trọng tài. Thủ môn được quyền mặc quần dài

Trường hợp cầu thủ vào sân thay thủ môn thì cầu thủ đó mặc áo thủ môn đúng số áo mà cầu thủ đó đăng ký từ trước.

Bất kỳ cầu thủ nào vi phạm các quy định trên sẽ được trọng tài mời ra khỏi sân để chỉnh đốn lại trang phục. Cầu thủ chỉ được vào sân khi trang phục đã chỉnh tề theo quy định. Muốn trở lại sân cầu thủ phải chờ lúc bóng ngoài cuộc và phải có sự đồng ý của một trong hai trọng tài.

Luật 5: Trọng tài chính

Mỗi trận đấu được điều khiển bằng một trọng tài chính. Trọng tài có quyền xử phạt tất cả các lỗi vi phạm xảy ra trong trận đấu, kể cả khi trận đấu tạm dừng hay bóng ngoài cuộc. Mọi quyết định của trọng tài đưa ra trong trận đấu là quyết định cuối cùng.

Trọng tài có nhiệm vụ ghi nhận mọi sự cố diễn biến trước, trong và sau trận đấu. Theo dõi thời gian thi đấu. Trọng tài là người có quyền dừng trận đấu vì bất kỳ vi phạm nào xảy ra.

Ngoại trừ cầu thủ và trọng tài thứ 2, bất kỳ người nào khác cũng không được phép vào sân khi chưa có sự đồng ý của trọng tài chính.

Trọng tài có quyền đưa ra nhận định lỗi và truất quyền thi đấu của cầu thủ phạm lỗi.

Trọng tài là người quyết định quả bóng được dùng thi đấu trong trận đấu.

Trong trường hợp trọng tài chính và trọng tài thứ hai cùng phát hiện ra lỗi nhưng bất đồng quan điểm xử phạt đội nào thì quyết định cuối cùng được đưa ra bởi trọng tài chính.

Trọng tài chính và trọng tài thứ hai đều có quyền cảnh cáo hoặc truất quyền thi đấu cầu thủ. Tuy nhiên trong trường hợp hai trọng tài không thống nhất quan điểm thì quyền quyết định thuộc về trọng tài chính.

Luật 6: Trọng tài thứ hai

Mỗi trận đấu ngoài một trọng tài chính còn có một trọng tài thứ hai. Trọng tài thứ hai có quyền hạn tương tự như trọng tài chính nhưng trong một số trường hợp hai trọng tài bất đồng quan điểm thì quyết định cuối cùng thuộc về trọng tài chính.

Trọng tài thứ hai cũng có quyền dừng trận đấu ở bất kỳ thời điểm nào phát hiện ra lỗi như quy định.

Ngoài ra, trọng tài còn đảm nhận một số nhiệm vụ:

  • Theo dõi thời gian trận đấu, theo dõi thời gian 2 phút phạt dành cho đội có cầu thủ bị trất quyền thi đấu.
  • Đảm bảo việc thay cầu thủ đúng quy định
  • Theo dõi thời gian hội ý đúng 1 phút
  • Trong trường hợp trọng tài thứ hai không hoàn thành nhiệm vụ, trọng tài chính có quyền thay trọng tài thứ hai.
  • Trọng tài thứ hai được trang bị còi khi thực hiện nhiệm vụ.
  • Trong các trận đấu quốc tế nhất thiết phải có trọng tài thứ hai.

Luật 7: Thứ ký bấm giờ và trọng tài thứ ba

Nhiệm vụ của thư ký bấm giờ là đảm bảo các thời gian trong trận đấu. Cụ thể:

Bấm đồng hồ tính thời gian khi bắt đầu giao bóng, đá biên, phát bóng, phạt góc, phạt trực tiếp, những quả đá phạt ở điểm phạt đền 2 hay thời gian hội ý…

  • Bấm dừng đồng hồ khi bóng ngoài cuộc.
  • Theo dõi thời gian hội ý trong 1 phút
  • Theo dõi thời gian 2 phút đối với đội có cầu thủ bị truất quyền thi đấu
  • Dùng ký hiệu hoặc còi (tiếng còi phải khác hẳn với tiếng còi của 2 trọng tài) để báo hiệu hời điểm kết thúc hiệp 1, hiệp 2, các hiệp phụ (nếu có) và báo hết thời gian hội ý.
  • Theo dõi các lần hội ý của mỗi đội,  ra dấu cho phép hội ý mỗi khi huấn luyện viên yêu cầu.
  • Theo dõi việc trọng tài xử phạt 5 lỗi
  • Theo dõi những lần dừng trận đấu với lý do cụ thể và ghi chép lại

Trong trường hợp thư ký bấm giờ hoặc trọng tài thứ 3 không hoàn thành nhiệm vụ, trọng tài chính có quyền bác bỏ và thay thư ký bấm giờ hoặc trọng tài thứ 3 khác

Nhiệm vụ của trọng tài thứ 3

Theo dõi quá trình thực hiện nhiệm vụ của thư ký bấm giờ

Theo dõi các lỗi của từng đội và báo cho trọng tài chính biết khi đã đủ 5 lỗi

Ghi chép lại những lần tạm dừng trận đấu và lý do.

Ghi chép lại các bàn thắng, số thẻ phạt…

Trường hợp trọng tài chính hoặc trọng tài thứ hai bị thương hoặc không thể tiếp tục làm nhiệm vụ thì trọng tài thứ ba là người thay thế.

Luật 8: Thời gian thi đấu

Trong môn futsal, mỗi trận đấu có 2 hiệp đấu, mỗi hiệp kéo dài 20 phút

  • Theo dõi thời gian trận đấu sẽ do thư ký bấm giờ thực hiện
  • Nếu có một đội được hưởng quả phạt đền vào đúng thời gian kết thúc trận đấu thì trận đáu phải kéo dài cho tới khi thực hiện xong quả phạt đền.
  • Mỗi đội được quyền hội ý một lần với thời gian một phút trong mỗi hiệp đấu
  • Nếu trong hiệp 1 đội bóng không sử dụng quyền hội ý thì sang hiệp 2 cũng chỉ được hội ý một lần.
  • Thời gian nghỉ giữa hai hiệp đấu không kéo dài quá 15 phút.
  • Nếu trận đấu có thêm hai hiệp phụ thì trong hiệp phụ không có thời gian hội ý.

Luật 9: Bắt đầu và bắt đầu lại trận đấu

Bắt đầu trận đấu

Trọng tài sẽ dùng cách tung đồng tiền để chọn đội nào ưu tiên được chọn sân hoặc thực hiện quả giao bóng trước.

Trận đấu được bắt đầu sau tiếng còi của trọng tài chính

futsal là gì

Sau tiếng còi của trọng tài, cầu thủ đội được giao bóng đứng tại vị trí điểm trung tâm sân đá quả bóng về phía sân đối phương. Cầu thủ của đội nào thì đứng trên phần sân của đội đó. Các cầu thủ đội không được giao bóng phải đứng cách xa bóng ít nhất là 3m. Sau cú giao bóng, bóng được coi là trong cuộc.

Cầu thủ thực hiện quả giao bóng không được chạm bóng lần thứ hai trước khi có cầu thủ khác chạm vào. Nếu vi phạm, đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp tại điểm cầu thủ phạm lỗi.

Sau mỗi bàn thắng, trận đấu được tiếp tục bằng quả giao bóng như trên. Đội giao bóng là đội vừa bị thủng lưới.

Để bắt đầu hiệp hai, đội không được giao bóng ở hiệp 1 thực hiện quả giao bóng.

Khi cầu thủ giao bóng không thực hiện đúng quy định thì quả giao bóng phải được thực hiện lại.

Bàn thắng được công nhận nếu bóng đi từ quả giao bóng vào thẳng cầu môn.

Bắt đầu lại trận đấu

Nếu thời điểm tạm dừng trận đấu, bóng vẫn ở trong sân thì trận đấu được bắt đầu lại bằng cú thả bóng của trọng tài tại nơi bóng dừng. Nếu bóng dừng ở khu phạt đền, thì bóng được thả ở trên vạch 6m gần vị trí bóng dừng nhất.

Nếu sau cú thả bóng, bóng vượt ra khỏi các đường giới hạn trước khi có cầu thủ chạm vào thì trọng tài sẽ thực hiện lại cú thả bóng.

Luật 10: Bóng trong cuộc và bóng ngoài cuộc

Bóng được coi là ngoài cuộc khi đã vượt hẳn ra khỏi đường biên dọc và đường biên ngang, dù trên mặt sân hay trong không gian.

Sau tiếng còi dừng của trọng tài bóng cũng được coi là ngoài cuộc.

Ngoài hai trường hợp này, bóng đều được coi là trong cuộc bao gồm cả các tình huống bóng bật cột dọc, xà ngang, bóng bật vào người trọng tài vào sân…

Bóng bật từ cột dọc, xà ngang của khung cầu môn vào trong sân.

Trong trường hợp sân thi đấu trong nhà có mái che, nếu bóng chạm trần nhà thì trận đấu bị tạm dừng và được bắt đầu lại bằng một quả đá biên do đội có cầu thủ không đá bóng chjm trần thực hiện.

Luật 11: Bàn thắng hợp lệ

Bàn thắng được công nhận hợp lệ khi bóng vượt ra khỏi đường biên ngang nằm giữa hai cột dọc và dưới xà ngang.

Đội nào ghi nhiều bàn thắng hơn là đội thắng trận

Luật 12: Lỗi của cầu thủ

Theo nhận định của trọng tài nếu cầu thủ cố tình vi phạm 1 trong 10 lỗi sau đây ở khu vực phạt đền thi đội đối phương được hưởng quả đá phạt đền 6m. Nếu những lỗi này ở bất kỳ vị trí nào khác thì đội đối phương được hưởng quả đá phạt trực tiếp:

  • Có tình tìm cách đá đối phương;
  • Tìm cách ngáng chân đối phương.
  • Nhảy vào người đối phương;
  • Dùng vai chèn người đối phương
  • Tìm cách đánh đối phương;
  • Xô đẩy đối phương
  • Lôi kéo người đối phương;
  • Nhổ nước bọt vào người khác
  • Khi bóng đang ở trong hoặc ngoài tầm khống chế của đối phương mà cố tình tìm cách xoạc bóng (trừ thủ môn nhưng động tác không được quá thô bạo).
  • Cố tình dùng tay chơi bóng.

Theo nhận định của trọng tài những trường hợp phạm lỗi sau đây sẽ phải nhận quả phạt gián tiếp:

Thủ môn sau khi phát bóng, khi bóng chưa đi qua vạch giữa sân hoặc chưa chạm vào chân cầu thủ đối phương mà lại nhận bóng trở lại từ cầu thủ đồng đội chuyền về

futsal là gì

  • Thủ môn dùng tay chạm hoặc bắt bóng từ quả chuyển về của đồng đội
  • Thủ môn dùng tay chạm hoặc bắt bóng từ quả đá biên của đồng đội.
  • Thủ môn khống chế bóng bằng tay hoặc bằng chân lâu quá 4 giây.
  • Cầu thủ có lối chơi nguy hiểm
  • Cầu thủ không tranh cướp bóng mà chỉ cố tình ngăn cản đối phương như dùng thân người cản đường di chuyển của đối phương.
  • Ngăn cản thủ môn phát bóng
  • Phạm lỗi dẫn tới trọng tài phải cho tạm dừng trận đấu
  • Cầu thủ bị phạt thẻ vàng, đội đối phương được hưởng quả phạt trực tiếp nếu mắc một trong các lỗi sau:
  • Có hành vi phi thể thao
  • Có thái độ phản đối quyết định của trọng tài
  • Phạm lỗi nhiều lần
  • Cố tình trì hoãn đưa bóng vào cuộc.
  • Không giữ khoảng cách đúng quy định trong các phạt góc, đá biên, đá phạt, ném bóng vào cuộc.
  • Tự ý ra vào sân khi không có sự cho phép của trọng tài.

Luật 13: Những quả phạt

Có hai loại đá phạt là đá phạt trực tiếp tức là bàn thắng được công nhận nếu bóng từ cú sút của cầu thủ đi thẳng vào cầu môn. Đá phạt gián tiếp là bàn thắng được công nhận khi bóng chạm vào một cầu thủ khác trước khi đi vào cầu môn.

Khi một cầu thủ thực hiện quả phạt trước khi sút phải đứng cách bóng tối thiểu là 5m. Nếu vi phạm trọng tài sẽ cho thực hiện lại.

Nếu cầu thủ chạm vào bóng lần hai ngay sau khi sút phạt trước khi có cầu thủ khác chạm bóng thì đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp.

Nếu đội hưởng quả phạt thực hiện kéo dài quá 4 giây thì đội đối phương được hưởng lại quả đá phạt đó.

Luật 14: Lỗi tổng hợp

Tổng hợp 5 lỗi đầu tiên của mỗi đội trong một hiệp sẽ thực hiện quả đá phạt có hàng rào. Từ lỗi thứ 6 trở đi đội đối phương không được dựng hàng rào đá phạt nữa.

Cầu thực hiện quả đá phạt phải có trách nhiệm thông báo với trọng tài

Trong khi thực hiện quả đá phạt các cầu thủ đội đối phương phải đứng cách xa bóng 5m, không được vượt qua vạch và không được có động tác cản trở cầu thủ thực hiện quả phạt.

Cầu thủ thực hiện quả phạt không được phép chuyển bóng cho cầu thủ khác.

Khi cầu thủ đang thực hiện quả phạt, không một cầu thủ nào được chạm bóng cho tới khi bóng đụng thủ môn hoặc bật ra từ cột dọc, xà ngang hoặc ra ngoài các đường biên dọc và ngang.

Những quả đá phạt phải được thực hiện ở cự ly cách đường biên ngang tối thiểu 6m, điểm đặt bóng đá phạt cách đường biên ngang 6m. Khi có lỗi phạt gián tiếp trong khu phạt đền, điểm đặt bóng đá phạt sẽ nằm trên đường 6m gần với vị trí phạm lỗi nhất.

Khi cầu thủ phạm lỗi thứ 6 bên phần sân đội đối phương thì đội đối phương được hưởng một quả phạt tại chấm phạt đền thứ hai của đội phạm lỗi.

Khi cầu thủ phạm lỗi thứ 6 bên phần sân nhà thì đội tấn công được hưởng một quả đá phạt tại một trong hai vị trí là điểm phạm lỗi hoặc điểm phạt đền thứ hai.

Nếu trận đấu phải kéo dài thêm 2  hiệp phụ, thì những lỗi tổng hợp của hiệp 2 vẫn còn giá trị để tính lỗi tổng hợp trong 2 hiệp phụ.

Nếu cầu thủ thực hiện quả phạt chạm bóng lần thứ 2 sau khi bóng vào cuộc thì đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp tại vị trí phạm lỗi.

Luật 15: Phạt đền

Đội bóng có cầu thủ phạm một trong những lỗi phạt trực tiếp đã nêu nếu nếu phạm lỗi tại vị trí trong khu phạt đền của đội mình lúc bóng đang trong cuộc thì đội đối phương được hưởng quả phạt đền. Nếu từ quả phạt đền bóng trực tiếp đi vào cầu môn thì bàn thắng được công nhận.

Quy trình thực hiện quả phạt đền:

Bóng được đặt tại điểm phạt đền thứ nhất

Cầu thủ thực hiện quả phạt đền phải thông báo với trọng tài

Thủ môn đội bị phạt sẽ đứng trên đường cầu môn giữa 2 cột dọc, mặt hướng về phía cầu thủ đá phạt và thực hiện bắt bóng từ sau khi bóng được đá vào cuộc.

Các cầu thủ khác, đứng trong sân và ngoài khu phạt đền, cách phía sau điểm phạt đền tối thiểu 5m.

Cầu thủ thực hiện quả phạt phải đá bóng về phía trước. Cầu thủ này không được chạm bóng lần thứ 2 nếu chưa có cầu thủ nào chạm bóng sau cú sút phạt.

Bóng được coi là vào cuộc sau khi được đá và di chuyển về phía trước.

Bàn thắng được công nhận nếu có chạm các cột dọc, xà ngang hoặc người thủ môn trước khi vượt qua đường cầu môn giữa 2 cột dọc và dưới xà ngang.

Nếu cầu thủ đội phạm lỗi vi phạm trong quá trình thực hiện quả phạt đền, nếu bóng không vào cầu môn thì được phép thực hiện lại. Nếu bóng đi vào cầu môn thì bàn thắng được công nhận.

Nếu đồng đội của cầu thủ đá phạt phạm lỗi thì bàn thắng không được công nhận nếu bóng đi qua cầu môn và phải thực hiện lại quả đá phạt. Nếu bóng không đi vào cầu môn thì không được thực hiện lại.

Nếu cầu thủ đá phạt phạm lỗi sau khi đá quả phạt đền thì đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp.

Luật 16: Đá biên

Khi bóng đã vượt ra khỏi đường giới hạn dọc dù trên mặt sân hay trong không gian thì cầu thủ không chạm cuối cùng sẽ thực hiện quả đá biên tại vị trí bóng vượt ra khỏi đường biên dọc.

Khi thực hiện quả đá biên, cầu thủ được phép giẫm một phần chân lên đường biên dọc hoặc đứng hẳn ngoài sân.

Bóng phải được đặt trên đường biên dọc.

Cầu thủ thực hiện đá biên không được phép chạm bóng lần thứ hai nếu bóng chưa chạm vào một cầu thủ nào khác.

Trong khi thực hiện quả đá biên, các cầu thủ đối phương phải đứng cách bóng tối thiểu 5m.

Nếu bóng từ vị trí quả đá biên trực tiếp vào cầu môn thì bàn thắng được công nhận.

Quyền đá biên được chuyển cho đội đối phương nếu:

Cầu thủ thực hiện đá biên không đúng quy định

Đá biên không đúng vị trí bóng ra biên dọc

Cầu thủ đặt bóng vào vị trí mà kéo dài thời gian thực hiện quả đá biên nhiều hơn 4 giây 4. Nếu cầu thủ đá biên chạm bóng lần thứ 2 trước khi cầu thủ khác chạm bóng thì đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp.

Luật 17: Ném phát bóng

Quả ném phát bóng được thực hiện khi quả bóng hoàn toàn vượt ra khỏi đường biên ngang dù trên mặt sân hay ở trên không phía ngoài cầu môn, nếu người chạm bóng cuối cùng là cầu thủ đội tấn công thì thủ môn đội phòng thủ thực hiện quả ném phát bóng.

Thủ môn phải dùng tay đưa vào cuộc từ trong khu phạt đền và bóng được coi là trong cuộc ngay sau khi ra khỏi khu phạt đền.

Thủ môn có thể dùng tay ném phát bóng đưa bóng trực tiếp sang sân đối phương.

Các cầu thủ đội đối phương phải đứng ngoài khu phạt đền khi thủ môn ném phát bóng.

Bóng từ quả ném phát bóng hợp lệ trực tiếp vào cầu môn đối phương thì bàn thắng cũng không được công nhận.

Nếu quả phát bóng của thủ môn chạm vào hoặc được đá bởi cầu thủ khác trong khu vực phạt đền của thủ môn đó thì phải thực hiện phát bóng.

Nếu thủ môn sau khi thực hiện phát bóng ra ngoài lại chạm bóng lần thứ 2 trước khi một cầu thủ khác chạm bóng thì trọng tài cho đội đối phương hưởng quả phạt gián tiếp tại vị trí phạm lỗi.

Nếu sau khi phát bóng, thủ môn nhận lại quả bóng từ đồng đội chuyền về (bằng tay hoặc khống chế bằng chân) thì đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp. Quả phạt được thực hiện trên vạch 6m nơi gần nhất với vị trí phạm lỗi.

Luật 18: Quả phạt góc

Khi bóng hoàn toàn vượt ra khỏi đường biên ngang phía ngoài khung cầu môn, dù trên mặt sân hay trên không mà đội phòng thủ có cầu thủ chạm bóng cuối cùng thì đội tấn công được hưởng quả phạt góc.

Bóng phải được trong cung đá phạt góc. Các cầu thủ đội đối phương phải đứng cách bóng 5m (ngang vạch quy định) cho đến khi bóng được đá vào cuộc.

Từ quả phạt góc nếu bóng trực tiếp vào cầu môn đội đối phương thì bàn thắng được công nhận.

Nếu cầu thủ thực hiện quả phạt góc chạm bóng lần thứ hai ngay sau khi sút mà trước đó đó chưa có cầu thủ nào khác chạm bóng thì đối phương hưởng quả phạt gián tiếp tại chỗ phạm lỗi.

Nếu quả phạt góc thực hiện không đúng quy định thì phải đá lại.

Cầu thủ đã đặt bóng vào đúng vị trí phạt góc mà sau 4 giây không thực hiện quả phạt góc thì đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp tại điểm trong cung phạt góc.

Bình luận bài viết