Tuyển Nhật Bản, những chàng Samurai trong bụi rậm

Thứ Tư, ngày 23/01/2019 - 17:59
5 /5 của 1 đánh giá

Từ trước đến nay, chúng ta vẫn quen thuộc với hình ảnh những chàng Samurai xanh thi đấu nhiệt tình năng nổ cống hiến cho khán giả trong mọi trận đấu. Nhưng, một thế hệ mới của bóng đá Nhật rải khắp Châu Âu có vẻ như đã học được nhiều hơn về bóng đá thực dụng và uy lực của nó.

Tham khảo thêm:

Nỗi ám ảnh về đội bóng mạnh nhất Châu Á gần như bị xóa tan sau trận đấu vòng 16 đội giữa hai đối thủ vừa trở về từ World Cup. Khác với khí thế áp đảo bức người mà Iran đã thể hiện từ đầu giải, các cầu thủ Nhật Bản thi đấu khá vất vả. Nếu xét về mặt tỉ số, họ chưa có chiến thắng nào cách biệt hai bàn. Những chiến thắng ở vòng bảng cũng khá chật vật. Hàng thủ cũng để lại khá nhiều dấu hỏi với 3 bàn thua. Dĩ nhiên, 9 điểm sau 3 tranh cùng ngôi đầu bảng vững vàng đủ để nói lên sức mạnh thực sự của đội bóng này. Nhưnh trong bài test được chờ đợi nhất, chính lối đá chứ không phải tỉ số mới là điều khiến người ta nhớ tới họ.

ĐT Nhật Bản thực sự rất khó lường

Nếu chúng ta không vượt qua Jordan vào tứ kết thì có lẽ trận đấu giữa Nhật Bản và Saudi Arabia sẽ không được quan tâm nhiều tới vậy. Cái cảm giác ngóng chờ đối thủ tiếp theo cũng hồi hộp chả kém việc mình trực tiếp tham chiến. Dù cả hai đội bóng đều mới trở về từ World Cup và rõ ràng đều mạnh hơn chúng ta thì về mặt cảm quan chúng ta muốn gặp Saudi Arabia hơn. Ngoài việc là một đối thủ Tây Á quen thuộc, Nhật Bản thực sự quá khó lường.

Họ thắng Uzbekistan, một ứng viên vô địch khác bằng màn lội ngược dòng nhưng lại đá khá khó chịu trước Arab Saudi. Chọn lối tiếp cận trận đấu khá tiêu cực khi lùi sâu nhường thế trận và không gian cho đối thủ để rồi bất thình lình tìm khe hở mà phản công. Thực tế kết quả cho thấy, HLV Moriyasu đã đúng.

Dựa trên những con người sẵn có, với một hàng thủ chắc chắn. Một cặp tiền vệ trung tâm có khả năng bọc lót và chuyển trạng thái tốt như Endo và Sibashaki. Những tiền đạo mạnh mẽ và cả tốc độ cùng khả năng ghi bàn đa dạng. HLV Moriyasu có lý khi để các cầu thủ của mình chơi phòng ngự phản công. Arab Saudi có thể không quá mạnh để Nhật Bản phải sợ hãi, nhưng họ khéo léo, giàu kỹ thuật và tốc độ. Dù bị theo sát liên tục nhưng họ cũng thực hiện được khá nhiều những pha dứt điểm nhanh. Họ cũng thực sự là một đối thủ đáng gờm nhưng lại hoàn toàn bế tắc trước Nhật Bản.

Những chàng trai Nhật Bản thi đấu đủng đỉnh, nhàn nhã, không tốn sức. Họ không tạo nhiều cơ hội nhưng thực sự khiến cho người ta thấy rõ họ chơi bóng với tâm thế cửa trên trước đối thủ. Chọn lối đá phòng ngự chủ động, dĩ nhiên Nhật Bản cũng đứng trước những nguy cơ nhất định. Nhưng sự chắc chắn và bản lĩnh của các cầu thủ dạn dày kinh nghiệm quốc tế khiến cho họ đủ tự tin cho sự lựa chọn của mình. Họ như một ninja đang giấu mình trong bóng tối hơn là một samurai dũng mãnh nơi chiến trường.

Tuyển Nhật Bản giống như những Samurai đang núp mình trong bụ rậm

Đây có thể nói chính là kết quả của quá trình giao lưu học hỏi với bóng đá Châu Âu mà người Nhật đã thu được trong những năm qua. Khi thứ bóng đá thực dụng dựa trên nền tảng phòng ngự chắc chắn luôn có đất sống của nó. Thực tế những nhà vô địch hàng đầu trong những năm qua như Pháp, Bồ Đào Nha hay Real của Zidane đều chọn lối chơi đầy toan tính này. Sự chủ động trong phòng ngự là một lựa chọn được xây dựng trên một nền tảng chắc chắn và dài lâu chứ không phải ngày một ngày hai mà làm được. Những đội bóng như thế sẽ luôn có thể để dành sức lực cho những thời điểm quyết định hòng tung ta đòn sát thủ hạ gục đối thủ. Dù với nhiều người, lối đá đó là đáng thất vọng, nhưng ở góc độ chuyên môn, thực sự lối đá đó rất khó lường. Sẽ có những thời điểm mà họ vùng lên bằng tất cả sức mạnh kìm nén của mình, đó là những thời khắc để họ đánh bại đối thủ. Khi đó hình ảnh những chiến binh Samurai dũng mãnh sẽ lại tái diễn như những gì họ đã làm với Uzbekistan vậy. Đó chính là hình ảnh của một tuyển Nhật Bản hiện tại, như những chàng Samurai đang náu mình trong bụi rậm và đợi đối thủ tiếp theo.

Long Win

Bình luận bài viết