Huỳnh Tấn Sinh quê ở đâu? Sinh năm nào? Cao bao nhiêu?

Thứ Ba, ngày 19/03/2019 - 16:54
5 /5 của 1 đánh giá

Từ bỏ cuộc sống của một cậu ấm trong gia đình công nhân viên chức, Huỳnh Tấn Sinh U23 Việt Nam theo nghiệp quần đùi áo số và trở thành mẫu trung vệ đầy tài năng.

Huỳnh Tấn Sinh quê ở đâu?

Trung vệ Huỳnh Tấn Sinh U23 Việt Nam là một người con sinh ra ở mảnh đất Duy Xuyên, Quảng Nam. Tấn Sinh vốn là cậu ấm trong một gia đình gia đình trí thức toàn những người làm công nhân viên chức trong ngành giáo dục. Dễ hiểu khi gia đình định hướng cho cậu ấm trắng trẻo với vóc dáng thư sinh một công việc tốt trong ngành.

Có thể nhiều người không biết, bản thân Sinh mang trong mình nhiều ấp ủ từ nhỏ. Bóng đá đến với cậu nhóc không phải là đam mê như những người bạn đồng trang lứa khác mà đó là cái duyên.

Không thực sự thích bóng đá nhưng năm lớp 8, Sinh lại là lựa chọn hàng đầu của đội bóng đá của trường. Sau đó cậu nhóc cao gầy mảnh mai được chọn tham gia đội bóng của huyện tham dự Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh. Màn thể hiện ở giải đấu này giúp các tuyển trạch viên phát hiện ra tài năng của cậu nhóc.

Huỳnh Tấn Sinh
Bóng đá vốn không phải là đam mê của Huỳnh Tấn Sinh

Bản thân là cậu ấm trong nhà lại không mặn mà với bóng đá nên gia đình không ai đồng ý cho cậu theo nghiệp quần đùi áo số. Thế nhưng, những tố chất đặc biệt của cậu đã làm lung lay ý chí của ban huấn luyện đội U15 Quảng Nam bấy giờ. Bất chấp gia đình không đồng ý, HLV Huỳnh Văn Bé vẫn nhiều lần chạy xe máy cả trăm cây số từ thành phố Tam Kỳ về Duy Xuyên thuyết phục gia đình, thuyết phục Tấn Sinh.

Thế rồi sự kiên trì của ông thầy đã làm Tấn Sinh và gia đình cảm phục, cậu nhóc 15 tuổi được gia đình đồng thuận cho theo học bóng đá chuyên nghiệp ở trung tâm đào tạo của tỉnh.

Huỳnh Tấn Sinh sinh năm bao nhiêu?

Chàng trai sinh năm 1988 gia nhập đội trẻ của tỉnh năm 15 tuổi, muộn hơn so với các bạn trong đội từ 2-3 năm. Huỳnh Tấn Sinh từng kể lại khoảng thời gian đầu làm quen với bóng đá chuyên nghiệp, vì xuất phát điểm muộn hơn các bạn nên cậu càng phải tập luyện nhiều hơn, càng tập lại càng thấy hưng phấn. Dưới sự chỉ dạy của các thầy, cậu nhóc tiến bộ từng ngày.

Thời gian đầu xa nhà, cứ cuối tuần gia đình lại chạy xe cả trăm cây số đến trung tâm ở Tam Kỳ thăm Sinh. Thấy cậu ấm đang trắng trẻo thư sinh giờ đi đá bóng đen nhẻm gầy rộc đi gia đình không khỏi xót ruột.

Đặc biệt trong bối cảnh đó đội bóng Quảng Nam bước đầu bắt tay vào tái thiết hệ thống đào tạo trẻ. Từ chỗ ăn ở, sinh hoạt đến trang thiết bị, cơ sở vật chất thiếu thốn đủ thứ, đến việc chơi bóng trên mặt sân cỏ cũng trở thành mong muốn của Tấn Sinh và các cầu thủ trẻ Quảng Nam bấy giờ. Dù có khó khăn, vất vả nhưng tình yêu với trái bóng ngày một lớn dần và cậu nhóc chưa bao giờ có ý định từ bỏ.

Huỳnh Tấn Sinh từng chia sẻ về khoảng thời gian ăn tập cùng đội trẻ. Sau khi kết thúc bài tập cùng cả đội, cậu còn thường xuyên ở lại tập thêm khoảng 1 tiếng đồng hồ. Cậu đặc biệt tập luyện sút phạt, không có ai làm hàng rào thì lấy giá phơi quần áo ra làm hàng rào đá tập. Cậu nhóc rất thích kỹ thuật sút phạt của siêu sao Cristiano Ronaldo và thường tự tìm tòi để học cách sút phạt như thần tượng.

Huỳnh Tấn Sinh cao bao nhiêu?

Không nhiều người biết môn thể thao mà Huỳnh Tấn Sinh yêu thích và chơi tốt nhất từ nhỏ là bóng chuyền. Từ nhỏ Tấn Sinh đã có chiều cao vượt trội so với các bạn đồng trang lứa nên khi được chuyển sang chơi đá bóng cậu cũng được bố trí đá tiền đạo chứ không phải trung vệ.

Huỳnh Tấn Sinh trình làng trong màu áo U19 Quảng Nam tại vòng loại U19 quốc gia 2016 và góp công lớn giúp đội nhà giành vé tham dự vòng chung kết U19 quốc gia ở Nha Trang. Thời điểm này, Huỳnh Tấn Sinh đã cao đến 1m82, chàng trung vệ cao kều thi đấu nổi bật hơn hẳn các đồng đội cùng trang lứa.

Ở cấp độ CLB, Tấn Sinh đã sớm trở thành trụ cột của đội bóng quê hương Quảng Nam. Anh chơi chững chạc bên cạnh những người đàn anh giàu kinh nghiệm như Đinh Thanh Trung, Nguyễn Huy Hùng.

Không chỉ nổi bật nhờ chiều cao mà Huỳnh Tấn Sinh là một trung vệ biết ghi bàn. Thống kê từ vòng loại tới khi kết thúc vòng chung kết U19 quốc gia năm 2016, trung vệ 18 tuổi năm đó đã ghi tới 7 bàn thắng, trong đó có 3 pha lập công từ các tình huống sút phạt cố định.

GĐKT Trần Vũ của CLB Quảng Nam – người có công phát hiện và đào tạo Tấn Sinh nhận định, cầu thủ người Duy Xuyên này có tố chất của một trung vệ với thể hình cao. Anh rất mạnh trong các tình huống không chiến và khi tham gia tấn công cũng cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt ở các pha sút phạt.

Huỳnh Tấn Sinh
Huỳnh Tấn Sinh được đánh giá là mẫu trung vệ tiềm năng của bóng đá Việt Nam.

Ông Vũ cũng đánh đánh giá, cầu thủ này còn có tố chất của một thủ lĩnh chỉ trừ hạn chế ở khoản giao tiếp. Dù vậy nhiều người gọi cậu là truyền nhân của Lê Phước Tứ – lá chắn thép một thời của tuyển Việt Nam.

Ông thầy này khẳng định, Tấn Sinh là sản phẩm tốt của lứa bóng đá trẻ Quảng Nam hứa hẹn mang lại triển vọng cho bóng đá nước nhà.

Sau màn trình diễn ấn tượng ở vòng chung kết U19 quốc gia, Tấn Sinh đã thực sự chinh phục HLV Hoàng Anh Tuấn. Ngay sau ông triệu tập Tấn Sinh tham dự giải U19 Đông Nam  rồi sau đó Sinh cùng đồng đội lập chiến tích giành hạng Ba ở vòng chung kết U19 châu Á 2016 qua đó giành vé tham U20 World Cup 2017.

Trong màu áo tuyển U19 và U20 Việt Nam, HLV Hoàng Anh Tuấn bố trí Tấn Sinh đá cặp trung vệ cùng Trọng Đại hoặc Tấn Tài. Trong một số trường hợp cầu thủ này được bố trí đá biên nhờ khả năng phát động tấn công.

HLV Hoàng Anh Tuấn nhận xét về cậu học trò người Quảng Nam rằng, Tấn Sinh là mẫu trung vệ điển hình của bóng đá Việt Nam. Điểm mạnh là thể hình tốt, tranh chấp bóng bổng hiệu quả nhưng còn có một số điểm cần rèn luyện nhiều.

Sau thời gian dài được mài giũa dưới bàn tay của ông thầy người Khánh Hòa, Huỳnh Tấn Sinh có lần đầu được triệu tập lên tuyển dưới thời HLV Park Hang Seo chuẩn bị cho Asian Cup 2019 nhưng chưa thể sinh phục được vị chiến lược gia người Hàn Quốc.

Tấn Sinh tiếp tục tập trung cùng U23 Việt Nam chuẩn bị cho vòng loại U23 châu Á 2020. Trong bối cảnh trung vệ trụ cột Trần Đình Trọng chưa thể có phong độ tốt nhất sau khi bình phục chấn thương, Tấn Sinh hoàn toàn có cơ hội cạnh tranh một suất đá chính bên cạnh các đồng đội như Thành Chung, Hồ Tấn Tài.

Bình luận bài viết

Nguyễn Trọng Hùng và câu hỏi nổi tiếng “Phải Trọng Hùng đây không?” 

29-11-2019

Trong một lần theo dõi U22 thi đấu, thầy Park đã gọi trung vệ Thành Chung ra để hỏi riêng một câu “Kia có phải Trọng Hùng của Thanh Hóa không?” Chỉ một cử chỉ nhỏ thôi, ông Park ngầm bắn một tín hiệu rằng ông đã theo dõi chàng trai Thanh Hóa từ lâu và Sea Games 30 có lẽ là cơ hội cho chàng ta ra ánh sáng. 

Đỗ Thanh Thịnh: Cơn đau đầu dễ chịu cho thầy Park

29-11-2019

Cánh trái của tuyển Việt Nam suốt thời gian qua luôn là vị trí được mặc định cho Đoàn Văn Hậu, chàng hậu trái trẻ trung nhưng quá đỗi tài năng để có thể phớt lờ. Nhưng Đỗ Thanh Thịnh cũng lại là một cái tên rất xứng đáng có cơ hội chơi ở cánh trái của tuyển Việt Nam. Tốc độ, gan lì, và những cú tạt có điểm rơi rất chính xác, hôm nay hãy cùng xem về tiểu sử của chàng trai quê Đà Nẵng. 

Huỳnh Tấn Sinh: Bóng đá là hữu duyên

29-11-2019

Huỳnh Tấn Sinh thừa nhận rằng anh đến với bóng đá hoàn toàn là hữu duyên, và hôm nay, hãy cùng tìm hiểu xem cái hữu duyên của Tấn Sinh là gì?

Phan Văn Biểu: Thủ thành cực phẩm của U22 Việt Nam

29-11-2019

Thân hình đẹp như tượng tạc của Phan Văn Biểu khiến nhiều fan girl của tuyển Việt Nam chắc chắn sẽ cảm thấy “bồn chồn”, và hôm nay, hãy đọc về tiểu sử của chàng thủ môn có thân hình đẹp như tượng tạc.