Nguyễn Thị Ánh Viên – Cô gái vàng trong làng bơi lội Việt Nam

Thứ Tư, ngày 04/12/2019 - 10:31
5 /5 của 1 đánh giá

Có nhiều điều thú vị xoay quanh cuộc đời và sự nghiệp của nữ kình ngư số 1 Việt Nam – Nguyễn Thị Ánh Viên. Chúng ta được biết đến cô gái tài năng này qua những thành tích cô mang lại cho Thể thao Việt Nam. Tuy nhiên, câu chuyện đằng sau những vinh quang đó là cả một chặng đường dài sẽ khiến người người phải nể phục.

Tiểu sử Nguyễn Thị Ánh Viên

Nguyễn Thị Ánh Viên (sinh ngày 09/11/1996 ở tại ấp Ba Cau, Giai Xuân, Phong Điền, Cần Thơ) là một trong những nữ vận động viên (VĐV) thuộc trong đội tuyển bơi lội của Quốc gia Việt Nam. Ánh Viên sở hữu chiều cao 1m73, cân nặng 53kg.

Khi cô 19 tuổi thì đã giành được 8 HCV, 1 HCB, 1 HCD cho Việt Nam và cô đã phá được 8 kỷ lục , sau đó được công nhận là một trong những VĐV ngoài singapore xuất sắc nhất ở tại Đại hội thể thao Đông Nam Á năm 2015 ở Singapore, với 8 HCV giành được Ánh Viên chính là người giành được nhiều HCV thứ 2 sau VĐV bơi lội Schooling của Singapore tại Seagame 28.

Cô còn được đứng thứ 25 thế giới với cự ly 400m tự do của nữ và thứ 32 thế giới với nội dung 400m hỗn hợp. năm 2015, thì cô là đại úy quân đội trẻ nhất Việt nam và đã được tặng huân chương lao động thuộc hạng nhì.

Sự nghiệp và thành tích

Ban đầu cô được ông nội dạy bơi, cho đến khi cô học lớp 5 thì Ánh Viên đã được nhà trường chọn đi để thi đấu ở Hội khỏe Phù Đổng thuộc cấp huyện. Với một thành tích xuất sắc, Ánh Viên đã tiếp tục được chọn để đi thi đấu ở hội khỏe Phù Đổng cấp thành phố. Và tại đây, Ánh Viên đã được những HLV tại Trung tâm TĐTT Quốc phòng 4, Quân khu 9 lựa chọn. Khi cô mới 16 tuổi thì cô đã cao 1m7 với sải tay dài 1m78, cùng bàn chân to và có những nhóm cơ suôn dài. Đây là các tố chất rất là thích hợp với môn bơi.

Năm 2011: Ánh Viên đã đạt được 10 HCV ở trong 10 nội dung đăng ký thi đấu ở tại Giải bơi lội thuộc các nhóm tuổi vô địch toàn quốc. SEA games đã được tổ chức tại Indonesia, cô cũng đã giành được 2 HCB tại nội dung 100m bơi ngửa và 400m bơi hỗn hợp.

Năm 2012: Ánh Viên đã phá chuẩn B Olympic ở nội dung 200m bơi ngửa với thành tích là 2’13”66, cô đã giành được HCV, vượt qua được 4 chuẩn B Olympic ở Giải bơi lội của Đông Nam Á. Ánh Viên cũng đã đại diện cho nước Việt nam ở Thế vận hội mùa hè năm 2012, trong những nội dung 200m bơi ngửa và 400m bơi hỗn hợp cá nhân.

Năm 2013: Trong Đại hội Thể thao trẻ của Châu Á lần 2 , diễn ra ở Nam Ninh, Trung Quốc( từ ngày 19-22/8), Ánh Viên cũng đã giành được 3 HCV,1 HCB.Ở Seagame 27 diễn ra tại Myanmar (tháng 12/2013) cô đã giành được 6 huy chương (có 3HCV ,2HCB, 1HCD) phá được 2 kỷ lục SEA games ở các cự ly 200m bơi ngửa với thành tích 2’14”80 và 400m hỗn hợp với thành tích là 4’46”16 . Cô đã được bình chọn là “Ấn tượng vàng Sea games 27”. Vào ngày 26/8/2013, VĐV Nguyễn Thị Ánh Viên đã được Bộ Tư lệnh Quân khu 9 đặc cách trao cho Ánh Viên quân hàm Thượng úy là Quân nhân chuyên nghiệp và khen thưởng vì các thành tích mà cô đã đạt được khi cô đem về cho ngành thể thao Việt Nam được nhiều vinh quang.

Năm 2014: Cuối năm, sau khi cô thi đáu đoạt 3HCV Sea Game 27 ( diễn ra vào tháng 12/ tại Myanmar) và đã đạt 4HCV 2HCB trong đó cô đã phá được 2 kỷ lục cự ly hỗn hợp ở Giải bơi Mùa xuân bang Florida, Mỹ ( trong tháng 3 năm 2014). Ánh Viên đã được Bộ tư lệnh Quân khu 9 tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và trong Bộ Quốc phòng thăng quân hàm Đại úy trước niên hạn. Lúc đó, thì Nguyễn Thị Ánh Vi mới chỉ 18 tuổi.

Tháng 8 năm 2014, Ánh Viên đã đạt được HCV Olympic trẻ với nội dung 200m hỗn hợp. Vào tháng 9 năm 2014, VĐV Ánh Viên đạt được 2 HCĐ trong nội dung 200m bơi ngửa và 400m hỗn hợp tại Đại hộ thể thao Châu Á (Asian Game 2014).

Năm 2015: Sau gần 2 năm cô được khoác áo CLB bơi Saint Augustine (bang Florida) Ánh Viên đã chuyển sang khoác áo CLB nổi tiếng Ebisicobal và cô đã được dẫn dắt bởi chính chuyên gia Cray anthoy Teeters, một trong các HLV giỏi nhất trong làng bơi lội của nước Mỹ. Ánh Viên đã được nhận đầu tư hàng tỷ đồng để tham gia tập huấn dài hạn ở Mỹ – quốc gia có môn bơi lội phát triển nhất trên thế giới và cô cũng được đền đáp xứng đáng. Tại chặng đường là một FINA World Cup năm 2015 tại Moscow, Nga Ánh Viên cũng đã xuất sắc mang về được 1 HCB ở nội dung 200m hỗn hợp và 1 HCD ở nội dung 400m hỗn hợp cá nhân. Tại chặng 2 ở Paris, thì cô đã tiếp tục giành được thêm 1 tấm HCB ở nội dung 400m hỗn hợp.

Năm 2016: Sau một thời gian “im hơi lặng tiếng” nữ kình ngư số 1 Việt Nam Nguyễn Thị Ánh Viên đã nổi như cồn khi giành 4 huy chương tại giải Vô địch Châu Á được tổ chức tại Nhật Bản (từ ngày 17-20/11) Trong ngày thi đấu đầu tiên (17/11) cô gái người Cần Thơ của Việt Nam đã xuất sắc về nhất vòng chung kết cự ly 400m hỗn hợp khi chạm đích với thành tích 4’37”71. Thành tích này của Ánh Viên cũng đã phá sâu kỷ lục Châu Á mà VĐV Trung Quốc Liu Jing thiết lập từ năm 2002 tại Dubai,UAE (4’41”29)

Tiếp nối thành công của Chiếc HCV vừa giành được, ngày 18/11 thi đấu ở nội dung 200m tự do, cô đã về đích với tấm HCD với thành tích 1’59”31. Sau đó trong ngày thi đấu cuối cùng 20/11 Ánh Viên dù thi đấu khá tốt nhưng cô chỉ dành được 2 HCĐ ở cự ly 200m hỗn hợp và 800 tự do.

Với 1 HCV phá kỷ lục Châu Á cùng 3 HCĐ, đây là thành tích tốt nhất của đấu trường bơi lội Việt Nam trên đấu trường quốc tế.

Năm 2017: Bước sang năm 2017 trên đường đua xanh, “kình ngư” Nguyễn Thị Ánh Viên vẫn tiếp tục là niềm hy vọng vàng của Việt Nam

Năm 2018: Kể từ 2018 trở lại đây, những tấm huy chương trên đấu trường quốc tế của Ánh Viên càng ít đi. Với ngân sách đầu tư “khủng”, Ánh Viên luôn được coi là VĐV trọng điểm của thể thao Việt Nam, nhưng không thể giành HCV tại ASIAD 2018 như kỳ vọng khi chỉ về thứ 5 ở phần thi chung kết 400 m hỗn hợp.

Năm 2019: Tại giải vô địch thế giới 2019, Cô xếp hạng 19 ở nội dung sở trường 400 m hỗn hợp cá nhân với thời gian 4 phút 47 giây 96. So với ASIAD 2018, Ánh Viên tụt 5 giây, và hơn 11 giây so với thành tích tốt nhất tại Olympic Rio 2016 (4 phút 36 giây 85).

Ở nội dung 200m hỗn hợp cá nhân, Ánh Viên đứng thứ 26 với thời gian 2 phút 17 giây 79, một trong những thông số tệ nhất của cô kể từ năm 2013. Kình ngư người Cần Thơ từng gây tiếng vang lớn ở nội dung này khi giành HCV Olympic trẻ 2014, phá kỷ lục giải với thành tích 2 phút 12 giây 66. Tuy nhiên, trong 5 năm qua, cô chưa một lần vượt qua thông số này.

Ánh Viên có bao nhiêu huy chương SEA Games

Trong sự nghiệp của mình, Nguyễn Thị Ánh Viên đã có 4 lần liên tiếp tham dự SEA Games.

Ở kỳ đại hội đầu tiên, khi mới 15 tuổi, nữ VĐV quê Cần Thơ giành 2 HCB ở nội dung 100m ngửa và 400m hỗn hợp.

Sang tới SEA Games 2013, Ánh Viên có những tấm HCV đầu tiên. Cô đổi màu huy chương thành công (HCV) ở nội dung 400m hỗn hợp, đồng thời giành thêm 2 HCV các nội dung 200m hỗn hợp và 200m ngửa. Cùng với đó là 2 HCB ở 400m tự do và 100m ngửa.

Kỳ SEA Games 2015, Ánh Viên rực sáng với 8 HCV và 8 kỷ lục. Các HCV gồm 200m tự do, 400m tự do, 800m tự do, 200m bướm, 200m hỗn hợp, 200m ngửa, 400m hỗn hợp và 200m ếch. Cùng với đó, cô còn giành thêm HCB 100m tự do và HCĐ 50m ngửa.

Tại SEA Games 2017 đang diễn ra tại Malaysia, Ánh Viên san bằng kỷ lục 8 HCV ở các nội dung 200m tự do, 400m tự do, 800m tự do, 50m ngửa, 100m ngửa, 200m ngửa, 200m hỗn hợp và 400m hỗn hợp. Ngoài ra, nữ kình ngư còn giành 2 HCB ở 100m tự do và 200m ếch.

Cô cũng phá 3 kỷ lục SEA Games ở các nội dung 100m ngửa, 200m ngửa và 200m tự do.

Tổng cộng qua 4 kỳ SEA Games, Ánh Viên giành 19 HCV, 7 HCB, 2 HCĐ và phá 11 kỷ lục đại hội – một thành tích đáng nể với nữ kình ngư chưa đầy 21 tuổi.

Cuộc sống gia đình

Ánh Viên là con trong gia đình làm nghề nông ở ấp Ba Cao xã Giai Xuân, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, nơi có những dải đất quanh co, uốn lượn. Bố của Ánh Viên là ông Nguyễn Văn Tác mẹ là Bà Nguyễn Thị Ánh Hồng. Cha mẹ của Ánh Viên đều là nông dân nên rất bận rộn. Khi Ánh Viên còn nhỏ đã được gửi con cho ông bà nội trông. Ông nội của cô là Nguyễn Văn Tới là người dạy Ánh Viên tập bơi.

Phong Trần

Bình luận bài viết

Đỗ Hùng Dũng: Thiếu gia đi đá bóng vì đam mê

27-11-2019

Không như nhiều anh em đồng nghiệp, Hùng Dũng đến với quả bóng vì đam mê thuần khiết cho môn thể thao vua chứ không phải để thoát nghèo. Ở tuổi 19, thậm chí, Dũng còn tự lái xe hơi đi tập. Một chàng thiếu gia đi đá bóng, và hôm nay, hãy đọc để hiểu thêm và chàng ta. 

Nguyễn Quang Hải: Bé người nhưng không bé về ý chí

26-11-2019

Nhỏ người nhưng không hề dễ để bị đánh bại, nói tới đây thì cái tên Nguyễn Quang Hải có lẽ sẽ bật lên trên đầu môi của vài fan trung thành của đội tuyển Việt Nam. Và hôm nay, hãy đọc để biết thêm về anh chàng này. 

Hà Đức Chinh: Cây hài của tuyển Việt Nam

26-11-2019

Một anh chàng tạo ra không ít các trào lưu rất hài hước cho tuyển Việt Nam, và là một chân sút rất giỏi “săn” hậu vệ. Hôm nay, hãy cùng tìm hiểu thêm một chút về anh chàng có cái tên Hà Đức Chinh.