Bạn muốn tắt quảng cáo?

Văn Hậu và 8 lần xuất ngoại đình đám của cầu thủ Việt

Thứ Tư, ngày 04/09/2019 - 11:59
5/5 của 1 đánh giá

Văn Hậu đã chính thức cập bến SC Heerenveen và trở thành cầu thủ Việt Nam đầu tiên thi đấu tại giải vô địch Quốc gia Hà Lan. Tuy nhiên hậu vệ sinh năm 1999 không phải là cầu thủ đầu tiên mà bóng đá Việt Nam xuất khẩu. Hãy cùng Bongda365 điểm lại 8 lần xuất ngoại đình đám của cầu thủ Việt trong thời gian qua.

Tham khảo thêm:

1/ Lê Huỳnh Đức năm 2001

Lê Huỳnh Đức chính là cầu thủ Việt Nam đầu tiên ra nước ngoài thi đấu. Lê Huỳnh Đức khi ấy là tiền đạo của đội Công an TP.HCM đã sang Trung Quốc khoác áo Chongqing Lifan.

Tuy nhiên những gì cựu tuyển thủ quốc gia Việt Nam để lại trong chuyến xuất ngoại ấy là không mấy ấn tượng. Hơn 4 tháng tại Trung Quốc, Huỳnh Đức chỉ ra sân bốn trận và có một bàn thắng.

Huỳnh Đức là cầu thủ Việt Nam đầu tiên xuất ngoại

2/ Nguyễn Việt Thắng năm 2005

Phải bốn năm sau thương vụ của Lê Huỳnh Đức, bóng đá Việt Nam mới có trường hợp thứ hai xuất ngoại.

Nguyễn Việt Thắng đang trong thời gian bị treo giò, được gửi tới Porto B. Đây thực chất là một chuyến học việc tại đội bóng châu Âu và mang nhiều tính nhờ vả hơn là một hợp đồng thi đấu thực sự và những gì Việt Thắng để lại trong chuyến xuất ngoại này cũng là không nhiều.

3/ Lê Công Vinh năm 2009, 2013

Lê Công Vinh chính là cầu thủ Việt đầu tiên chơi bóng tại một giải đấu chuyên nghiệp ở châu Âu. Anh đã ký hợp đồng với Leixoes hồi 2009.

Đến 2013, hợp đồng cho mượn giữa Sông Lam Nghệ An và Sapporo đưa Công Vinh lập thêm kỷ lục mới: cầu thủ Việt đầu tiên có hai lần xuất ngoại. 

Tuy nhiên giống như những đàn anh trước đó, Công Vinh đã không để lại nhiều ấn tượng trong các chuyến xuất ngoại của mình.

4/ Nguyễn Tuấn Anh 2016

Xuất hiện với lứa U19 Việt Nam. Những Tuấn Anh, Xuân Trường, Công Phượng đã thổi vào bóng đá Việt Nam một luồng gió mới.

Và đến khi Tuấn Anh xuất ngoại sang Yokohama, người hâm mộ Việt Nam càng đặt nhiều hi vọng hơn. Chàng “Nhô” khi đó được chờ đợi sẽ sớm chữa lành chấn thương đầu gối và tỏa sáng khi trở về. Đáng tiếc, anh phải mất tới ba năm với nhiều đợt chữa trị tiếp theo trước khi tái xuất.

5/ Lương Xuân Trường 2016, 2019

Cùng khoảng thời gian Tuấn Anh xuất ngoại, Xuân Trường được đưa tới Incheon FC rồi Gangwon FC nhưng không thành công.

Tiền vệ sinh năm 1995 thường xuyên phải dự bị và không cạnh tranh được vị trí với các ngôi sao Hàn Quốc.

Sau đó đến đầu năm 2019, Xuân Trường một lần nữa lại xuất ngoại. Lần này bến đỗ của tiền vệ Tuyên Quang là Buriram United, đội bóng đến từ Thái Lan với bản hợp đồng cho mượn.

Sau 4 tháng gắn bó, Xuân Trường đã được ra sân tất cả là 9 lần, trong đó có 4 lần được đá chính. Tiền vệ sinh năm 1995 đã thi đấu tổng cộng 316 phút, có 1 kiến tạo và 1 bàn thắng cho Buriram.

Những con số khiêm tốn trên đã phản ánh phần nào về những ngày tháng đầy khó khăn của tiền vệ Tuyên Quang trên đất Thái và anh đã phải trở về ở giai đoạn hai V-League 2019.

6/ Đặng Văn Lâm năm 2019

Mùa giải 2019, Thai League đón hai cầu thủ Việt Nam. Nếu như Xuân Trường không để lại ấn tượng ở Buriram United thì Đặng Văn Lâm lại sớm trở thành trụ cột tại Muangthong United. Hợp đồng của Văn Lâm được tiết lộ có giá trị nửa triệu đô.

Thủ thành sinh năm 1993 đã thể hiện phong độ ấn tượng, nhiều lần xuất hiện trong đội hình tiêu biểu của Muangthong, Thai League và giờ đã trở thành một phần không thể thiếu của đội chủ sân SCG.

Văn Lâm đang bay cao tại Thai League

7/ Nguyễn Công Phượng năm 2016, 2019

Công Phượng là cầu thủ Việt Nam xuất ngoại nhiều nhất với 3 lần, ở 3 quốc gia khác nhau.

Lần xuất ngoại đầu tiên của công Phượng là sang Mito Hollyhock, đội bóng đến từ Nhật bản. Công Phượng đã không thường xuyên được ra sân. Thậm chí các fan còn xót xa khi chứng kiến cảnh Phượng phải đi phát tờ rơi ở đội bóng Nhật Bản.

Incheon là điểm đến tiếp theo của Công Phượng hồi đầu mùa. Sau 9 trận ra sân, 0 bàn thắng, chân sút người Nghệ An được HAGL rút về và cho Sint-Truidense mượn tới hết mùa.

Anh là cầu thủ thứ hai của Việt Nam thi đấu ở một giải chuyên nghiệp châu Âu. Tuy nhiên, chặng đường phía trước của Công Phượng còn rất gian nan để chứng tỏ được năng lực tại Bỉ.

8/ Đoàn Văn Hậu năm 2019

Khi tất cả giới truyền thông và người hâm mộ Việt Nam đang dồn toàn bộ sự chú ý vào cuộc đối đầu giữa Thái Lan và Việt Nam thì CLB Hà Nội đã tạo nên cú sốc lớn khi quyết định xuất khẩu Văn Hậu sang SC Heerenveen, đội bóng đến từ Hà Lan.

Đúng 19h30 tối ngày 2/9 (theo giờ Việt Nam), CLB SC Heerenveen đã chính thức hoàn tất việc kí kết hợp đồng và ra mắt tân binh đình đám Đoàn Văn Hậu. Trước đó, hậu vệ Việt Nam đã vượt qua buổi kiểm tra y tế cùng ngày và đặt bút kí vào bản hợp đồng của SC Heerenveen.

CLB Hà Nội đã kí với SC Heerenveen bản hợp đồng cho mượn Đoàn Văn Hậu trong 1 năm, kèm theo điều khoản được mua đứt với thời hạn 3 năm. Theo một số nguồn tin, SC Heerenveen đã phải trả cho CLB Hà Nội mức phí chuyển nhượng lên tới 1.5 triệu euro, cùng mức lương 22.000 Euro cho hậu vệ sinh năm 1999.

Văn Hậu đã đem lại hi vọng mới cho hành trình xuất ngoại của các cầu thủ Việt Nam

Chuyến xuất ngoại của Văn Hậu đã đem đến cho người hâm mộ Việt Nam rất nhiều hi vọng. Nó rất khác so với chuyến xuất ngoại của những đàn anh trước đây. Khác ở sự chuyên nghiệp từ cách CLB Hà Lan kiểm tra y tế, kí hợp đồng với Văn Hậu, họp báo ra mắt người hâm mộ Việt Nam đều chưa từng được chứng kiến. Và nếu có thì cũng chỉ ở các cầu thủ châu Âu xa lắc xa lơ.

Văn Hậu đã đem đến một hi vọng mới, ước mơ mới vào việc xuất khẩu cầu thủ Việt Nam ra các nền bóng đá lớn trên thế giới, đặc biệt là châu Âu.

An Phiêu

 

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT

Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Thêm tin tức
Bạn muốn tắt quảng cáo?